Trước khi đề cập đến trí tín của Phật giáo, thiết tưởng chúng ta hãy tìm hiểu vì sao sinh ra mê tín, và mê tín như thế nào?
Hỏi: Kính bạch S ư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy S ư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không ? (Phật tử Như Liên hỏi tại chùa Bửu Châu – Trà Vinh 3/9/2015 – 21.7. Ất Mùi)
Bờ bên kia dịch từ chữ Hán là đáo bỉ ngạn, tức đến bờ bên kia. Có người dùng từ hồi đầu thị ngạn nghĩa là quay đầu là bờ, từ này cũng khó hiểu, ít có người hiểu đúng. Bờ bên kia ở đâu và hồi đầu là gì?
Khi con người đam mê thích thú trên sắc dục thì cũng giống như hai cục nam châm vậy, khi để gần nhau sẽ hút lấy nhau không bao giờ gỡ ra được. Vì do sự vô minh con người không nhận chân được sự thật của khổ đau, cho nên hằng cứ chạy theo cái vòng lẩn quẩn đó.
Tâm lý học Phật giáo nêu ra sáu vọng tưởng cơ bản làm hư hỏng tâm con người, quấy rối sự an vui của tâm, khiến tâm trở nên vọng động, đó là: vô minh, chấp thủ, tức giận, kiêu căng, nghi ngờ và quan điểm lệch lạc. Sáu vọng tưởng này là thái độ tâm thức, chứ không phải thuộc các hiện tượng bên ngoài. Phật giáo nhận mạnh rằng để khắc phục những vọng tưởng này, nguồn gốc của tất cả khổ đau, thì niềm tin và lòng tin không giúp được gì nhiều, mà quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản chất của chúng.
Cuộc sống luôn luôn bao gồm hai mặt thiện ác và chánh tà lẫn lộn. Kỳ vọng về một mô hình hay đoàn thể lý tưởng, thuần thiện ở thế gian là điều không thể. Nên phải quan sát cuộc sống thật kỹ càng để phân biệt rõ người nào là thiện, kẻ nào là ác; việc gì là chánh, việc gì là tà để rồi từ đó có ứng xử thích hợp.
Rất nhiều người theo đạo Phật để tìm kiếm sự giác ngộ nhưng bất kể bạn có là phật tử hay không thì bạn vẫn có thể học được nhiều điều bổ ích từ những lời dạy trong kinh Phật.
Người xuất gia nguyện “hủy hình giữ khí tiết”, cạo tóc và mặc y hoại sắc, giữ gìn phạm hạnh để thăng hoa tâm linh, thành tựu tuệ giác. Nét đẹp của người xuất gia toát lên từ uy nghi và phạm hạnh chứ không phải y áo với “màu sắc chói mắt”, hình tướng lộng lẫy bên ngoài.
(PGVN) - Điềm tĩnh là giữ cho tâm trạng yên lành không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động của mình. Điềm tĩnh là biểu hiện của người có bản lĩnh, tự chủ, là yếu tố then chốt giúp con người xử lý tốt các vấn đề trong giao tiếp và ứng xử. Người điềm tĩnh có khả năng tự chế ngự và kiểm soát tốt các trạng thái cảm xúc của mình, nên ít khi bị người khác hay ngoại cảnh tác động làm chệch hướng suy nghĩ và hành động của mình. Đó là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp họ suy xét thấu đáo mọi sự việc xung quanh, do đó có nhiều cơ hội để tìm ra giải pháp ứng xử hợp lý, hữu hiệu nhất trong khi những người khác có thể không còn đủ bình tĩnh và kiên nhẫn.
Các tin đã đăng: