Tam quy là quy y Tam bảo (quay về nương tựa ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng) còn ngũ giới (là năm nguyên tắc sống đạo đức gồm không sát hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu bia say và tuyệt đối không sử dụng ma túy).
Kinh
Lăng Nghiêm nói “ Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn ”, cái “Lập tri” ấy
tức là tự tri. Thế gian nói “ Tri ”, nói “ Kiến ” ấy là thế lưu bố
tưởng, Phật cũng nói là tri là kiến , nhưng không có chấp cái tri ấy là
thật, nên chẳng có lập tri , nên nói “Tri kiến vô kiến, tư tức Niết bàn”.
Nay do tập khí từ lâu đời, chúng ta việc gì cũng muốn tri, muốn kiến, Phật muốn
thuyết pháp độ chúng sanh cũng phải tùy thuận chúng sanh,cũng phải nói tri, nói
kiến, nhưng không chấp đó là thật; hễ chấp thật tức tự lập cái tri, là căn bản
của vô minh, nếu không kiến lập tức Niết bàn.
Con người mình từ đời trước đã gây nhiều
nghiệp nhân tội chướng nên hiện tại mới có thân nơi cõi đời ngũ trược
ác thế này. Quả báo của thân và cảnh đều không sạch. Biết vậy, phải cố
gắng tu hành để căn lành công đức càng thêm tăng trưởng, tiêu trừ giảm
bớt nghiệp nhân xấu ác, siêng năng tạo nhiều nghiệp nhân lành tốt. Từ
đó, thân và cảnh về sau mới tốt đẹp hơn. Được vậy là đi lên, còn không
khéo gây tạo nghiệp ác sẽ làm cái đà lôi mình đi xuống, hễ đi xuống mà
muốn mình trở lại khó lắm.
Bốn chữ
“ kiến bất năng cập ”nằm trong một đoạn kinh văn trong Kinh Thủ Lăng
Nghiêm, quyển thứ 2 trong bộ 10 quyển. Nguyên văn chữ Hán như sau:
“Thị cố A Nan! nhữ kim đương
tri: kiến minh chi thời, kiến phi thị minh; kiến ám chi thời, kiến phi thị ám;
kiến không chi thời, kiến phi thị không; kiến tắc chi thời, kiến phi thị tắc; tứ
nghĩa thành tựu, nhữ phục ưng tri, k iến kiến chi thời, kiến phi thị kiến; kiến do ly kiến , kiến bất năng cập ...”
Tôi là Phật tử thường hay đi chùa và thấy tại Chùa Hương Tích
và Chùa Bảo Quang tại thành phố Santa
Ana Hoa Kỳ có trình bày 18 ngôi tôn tượng A La
Hán. Vậy xin cho biết Thập Bát La Hán là
gì? Rất chân thành cảm ơn.
Cái lý
như đã nói ở đoạn trên: khi con người đã sinh ra rồi thì thế nào cũng phải
chết. Dầu có sợ cũng không khỏi, vì vậy không cần sợ làm gì chuyện không đáng
sợ. Còn sự ích lợi là: người không sợ chết là người không dể duôi, vì biết chắc
rằng: mình phải chết nên cố gắng hành theo chính pháp, để khỏi phải tái sinh
nữa. Người chỉ biết sợ chết, sợ không đươïc thọ hưởng ngũ trần lâu dài, nên
không nghĩ tới sự hành đạo cho mau giải thoát
Điểm cốt lõi của Phật
giáo là tự mình giải thoát chính mình ra khỏi khổ đau, sự giúp đở của tha
nhân hay thần thánh - kể cả sự giúp đở của chư Phật, Bồ tát và thiện tri thức -
là phụ. Trong khi đó các tôn giáo khác thì tín đồ phải nhờ vào đấng Tối Cao
(Thượng Đế) giải thoát khổ đau giùm cho.
Liễu
Nghĩa là thực nghĩa hiển liễu phân minh thuyết thị cứu cánh. Là nghĩa đã trọn,
đã hết. Đối nghịch với liễu nghĩa là bất liễu nghĩa tức là nghĩa chưa trọn vẹn,
chưa hết nghĩa. Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa là tên gọi khác của Cứu Cánh (liễu
nghĩa) và Phương Tiện (bất liễu nghĩa). Trong kinh điển Phật giáo có Liễu Nghĩa
Kinh và Bất Liễu Nghĩa Kinh. Cho nên Phật dạy; phải y vào kinh Liễu Nghĩa (Kinh
Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Tứ Y).
Gia đình tôi hiện không theo tôn giáo nào cả. Bàn thờ trong nhà chỉ
thắp hương cúng trời đất. Hai bên ông bà nội-ngoại của tôi theo đạo Cao
Đài. Lúc nhỏ ba tôi có theo người lớn đi thánh thất nhưng ba không phải
là đạo hữu chính thức, vì ba gần như không đi lễ bái và không tham gia
vào các sinh hoạt của đạo.
Con người chết rồi sau khi thần thức lìa khỏi thể xác trước lúc chưa đi
đầu thai, ví như người từ trong nhà bước ra ngoài nhưng chưa vào nhà
khác vẫn còn ở trung gian, đây là chỉ ý nghĩa thân trung ấm.
Người nào có tín sâu,
nguyện thiết, tinh tấn niệm Phật khi mới chết ngay đó liền vãng sanh Tây
phương, hoặc người có căn lành sâu dày thì trực chỉ sanh về cõi trời,
hoặc kẻ tạo ác nghiệp nặng liền đọa vào Địa ngục Vô gián, ba hạng người
này là không trải qua gian đoạn thân trung ấm.
Các tin đã đăng: