(PGVN) - Điềm tĩnh là giữ cho tâm trạng yên lành không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động của mình. Điềm tĩnh là biểu hiện của người có bản lĩnh, tự chủ, là yếu tố then chốt giúp con người xử lý tốt các vấn đề trong giao tiếp và ứng xử. Người điềm tĩnh có khả năng tự chế ngự và kiểm soát tốt các trạng thái cảm xúc của mình, nên ít khi bị người khác hay ngoại cảnh tác động làm chệch hướng suy nghĩ và hành động của mình. Đó là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp họ suy xét thấu đáo mọi sự việc xung quanh, do đó có nhiều cơ hội để tìm ra giải pháp ứng xử hợp lý, hữu hiệu nhất trong khi những người khác có thể không còn đủ bình tĩnh và kiên nhẫn.
(PGVN) - Hạnh phúc chính là không có mặt sự bất như ý, và chính điều này quyết định cho hạnh phúc có mặt, chứ không phải là các giá trị bên ngoài. Cho nên bằng chính sự lớn mạnh của tinh thần, thì chúng ta dễ dàng làm chủ được mọi vấn đề liên quan đến khổ đau và hạnh phúc.
Quan niệm về thiện - ác của mỗi tôn giáo, mỗi hệ tư tưởng có những điểm không giống nhau. Từ đó tư duy, hành động, lối sống, đường hướng tu tập, rèn luyện bản thân, trau giồi đạo đức, phẩm hạnh cũng ít nhiều khác biệt. Bài viết này chỉ xin bàn về đạo đức hay quan niệm về thiện - ác trong Phật giáo.
Đức Phật nói cho chúng ta biết, sở dĩ chúng ta cứ rơi vào lo âu phiền muộn ấy là bởi thói quen nghĩ tưởng không đúng đắn của chúng ta. Hết thảy mọi thứ đều biến đổi, vô thường, nhưng chúng ta cứ mong chúng thường hằng, tồn tại mãi mãi. Tất cả mọi thứ là duyên sinh, vô ngã, ta không làm chủ được, thế nhưng chúng ta cứ xem chúng “là của ta, là ta, là tự ngã của ta”.
Tu hành là tu cái gì? Đơn
giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải
tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông
bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng.
Thông thường qua một thời gian dài những nghĩa chính của kinh bị pha trộn vì nhiều nguyên nhân. Như từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hay những danh từ địa lý hay những sự vật trước kia thì có mà nay không còn. Hay những vị dịch kinh không đủ trình độ vì vậy qua nhiều lần thì tam sao thất bổn…
GN - Vì vô tình làm tổn hại nên hành vi này chưa cấu thành nghiệp sát. HỎI: Tôi là một Phật tử, trong công việc hàng ngày khi cuốc đất trồng cây thì vô tình trúng phải giun, khi quét lá ở sân thì có lúc vừa giẫm vừa quét cả kiến. Tôi biết vậy là phạm tội sát sinh. Khi đó tôi có niệm Phật và hồi hướng công đức cho chúng nhưng tôi vẫn sợ tội lỗi. Xin cho biết mức độ nặng nhẹ của nghiệp sát hại này, nếu không tránh được thì tôi phải làm sao?
Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói:
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
Một trẻ thơ chào đời, mọi người thân đều vui. Một người nhắm mắt lìa đời, những người thân yêu đều tiếc thương, ngậm ngùi khóc than tiễn biệt. Nhịp sống cứ tiếp nối như vậy, trải qua biết bao lần vui buồn với tử sanh, khiến cho nước mắt nhiều hơn nước sông Hằng, thậm chí nhiều hơn nước trong bốn biển.
Các tin đã đăng: