HỎI: Tôi có ước nguyện sau khi chết sẽ hiến xác cho khoa học. Tôi nghĩ rằng làm được như thế thì mình dẫu chết rồi vẫn còn có ích cho đời. Tuy nhiên, có người nói rằng nếu hiến xác (hay hiến một số bộ phận của cơ thể) thì kiếp sau khi đầu thai làm người, thân thể sẽ bị khiếm khuyết các bộ phận đã cho. Mong quý Báo chia sẻ về vấn đề này cho tôi được an tâm. (BO, nuocmatnguoica…@yahoo.com )
HỎI: Tôi thật sự không biết lý do tại sao anh của tôi không thể xa cô gái đó. Trong khi anh tôi đã có vợ con và gia đình anh đang sống rất hạnh phúc, bản thân anh cũng cảm thấy tội lỗi về mối quan hệ ấy. Có người nói anh tôi bị bỏ bùa, xin hỏi thật sự có bùa yêu không? (MỸ LOAN, myloan882003@yahoo.com)
Thần thông diệu dụng là những giá trị lợi ích đặc thù của người tu tập theo những pháp môn nhất định. Ngày xưa, Đức Phật và những vị thánh đệ tử của Ngài đều có được sáu loại thần thông, gọi là Lục thông.
Trong Phật pháp, ma, có nghĩa là lực lượng quái ác. Bất cứ những lực lượng nào làm chướng ngại chúng ta trong những nỗ lực "hướng thượng hướng thiện", thì được gọi là ma. Phàm, là người, thì phải "tu hành thiện pháp", " phụng sự đạo đức". Đây là con đường chánh. Nếu như chúng ta gặp phải những kẻ nào, hoặc tổ chức nào, dẫn dụ chúng ta làm điều phi pháp, đi ngược đạo đức, thì đây gọi là chúng ta đã gặp ma.
HỎI: Tôi có một người cháu gái xuất gia, hiện đã thọ giới Sa di ni. Thỉnh thoảng cô về thăm nhà vẫn “được” cha mẹ gọi tên tục như trước và sai bảo các việc linh tinh như lúc còn ở nhà. Tôi không rành về luật nghi trong đạo nhưng cảm thấy có gì đó… không ổn. Kính hỏi quý Báo, những người trong gia đình nên xưng hô và ứng xử thế nào đối với người thân đã xuất gia cho đúng đạo? (ĐINH HỮU HẠNH, thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai)
Trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy: “Không nên giết hại vì ai cũng muốn sống, đồng thời cũng không nên gây tổn hại cho mọi chúng sinh, dù chính mình không trực tiếp cầm dao để sát sinh vật, nhưng ăn thịt tức là gián tiếp cổ động cho người khác sát sinh”.
Hẳn ai cũng từng biết và suy ngẫm về câu “Có phước có đức thì mặc sức mà hưởng”. Quả đúng như vậy, những người có phước đức thì mọi chuyện trong cuộc sống đều thuận lợi, thành công dễ dàng. Nhưng phước đức không phải tự nhiên hoặc thánh thần nào ban cho mà tự chúng ta phải gieo trồng, tưới tẩm mới mong có ngày gặt hái.
Theo giới luật nhà Phật, người mắc bệnh truyền nhiễm nan y thì không được xuất gia, thọ giới.
“Buổi sáng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi trưa lại đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi chiều cũng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí...”.
Hỏi: Quan điểm về Nghiệp của Phật giáo có sự khác biệt như thế nào so với quan điểm Số mệnh của Nho giáo ?
Các tin đã đăng: