Một kiếp người cũng lận đận ba chìm bảy nổi với bao thăng trầm buồn vui sướng khổ, đến lúc không đủ duyên để duy trì thì thân thể tan rã. Tất cả các pháp hễ có biểu hiện sinh khởi, có tồn tại thì đều có kết thúc.
Người xuất gia chấp trì nếp sống tri túc nên không bận lòng nhiều về cái ăn cái mặc, chỉ quan ngại tình trạng ốm đau bệnh tật, nhất là tâm bệnh (cetoroga). Tôn giả Sàriputta rất am tường về thế giới nội tâm (3) , có thể giúp chẩn mạch các loại tâm bệnh cho các Tỷ-kheo (4).
Khổ đế là một chân lý vi diệu trong Tứ Diệu Đế. Sinh là khổ, già là khổ, chết là khổ, yêu nhau mà phải xa nhau là khổ, ghét nhau mà phải ở gần nhau là khổ, mong cầu không được là khổ, những nỗi khổ dẫy đầy trong thế gian, bao vây chúng sinh, chìm đắm chúng sinh như nước biển. Khổ trẻ mãi không già.
Số mệnh cũng chi phối mối tương quan với những người khác (Được nhiều người thương yêu giúp đỡ hay bị nhiều người ghét bỏ hãm hại…). Số mệnh cũng chi phối sự thăng trầm trong cuộc đời (Lúc nào thì cuộc sống được an vui, lúc nào thì gặp nhiều tai ương hoạn nạn, lúc nào sự nghiệp thăng hoa, lúc nào thì lụn bại...).
Cửu Huyền là chỉ cho tất cả chín đời. Lấy mình làm trung tâm thì bốn đời về trước là: Cao, Tằng, Tổ, Cha và bốn đời về sau là: Con, Cháu, Chắt, Chít. Thất Tổ là chỉ bảy đời Tổ, tính từ đời Cao trở về trước. Trong tác phẩm “Sự Lý Dung Thông” của thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) gồm 162 câu do thiền sư, tiến sĩ Lê Mạnh Thát biên dịch, trong đó :
Một trong những phẩm hạnh cao đẹp của người đệ tử Phật là biết ơn và đền ơn. Ơn nghĩa trong cuộc đời thật bao la rộng lớn, bao trùm khắp tất cả mọi chúng sanh và hết thảy sự vật.
“Tôi không bao giờ dám khinh thường các vị, vì tất cả các vị chắc chắn sẽ thành Phật”. Với những lời này, Bồ-tát Thường Bất Khinh đi vào trong dân chúng, nỗ lực thức tỉnh khả tính giác ngộ nơi họ. Thế nhưng ngài gặp phải sự chống đối và phỉ báng, cả bằng ngôn từ lẫn hành vi. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, Bồ-tát vẫn kiên trì việc thực hành thể hiện sự kính trọng của mình đối với mọi người. Cuối cùng ngài đạt được giác ngộ, không chỉ cho riêng mình mà cũng dẫn dắt mọi người mà ngài gặp đến bến bờ giải thoát.
Mượn đối tượng khác để thay thế là cách đào tẩu, bế tắc, không phải giải pháp tốt. Sự đào tẩu chỉ có giá trị tạm thời. Muốn tháo gỡ lòng sân lâu dài và dứt điểm thì gút mắc xuất hiện lòng sân với ai, phải tháo gỡ với người đó
Tu là cốt giải thoát luân hồi sinh tử, đạt Niết Bàn. Người không học Phật cứ cứng nhắc Niết Bàn ở tít tận mây xanh. Niết Bàn - từ tia nhìn gần và thô là đạt đến Tâm Bình Lặng giữa xô bồ trần tục.
Tâm Phật an nhiên tự tại, tâm chúng sinh như ngồi trên đống lửa, như mặt hồ gợn sóng, như sân khấu kịch nghệ, như bãi hí trường lúc rày lúc khác, lúc thương lúc ghét, lúc khóc lúc cười, nay tôn thờ mai phỉ báng, nay bạn mai thù, nay vợ chồng thân thiết, mai biến thành oan gia nghiệp chướng.
Các tin đã đăng: