Giới thiệu về Tổ sư thiền

Giới thiệu về Tổ sư thiền
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật.  Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tuy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả.  Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh. 

Duy Lực Ngữ Lục

Duy Lực Ngữ Lục
Tổ-sư-thiền là pháp Thiền-trực-tiếp do phật Thích-ca đích thân truyền cho Sơ-tổ Ma-ha-ca-diếp, rồi truyền cho Nhị-tổ A-nan, Tam-tổ Thương-na-hòa-tu, từ Tổ từ Tổ truyền xuống, đến Tổ thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma truyền sang Trung-quốc làm Sơ-tổ Trung-quốc rồi truyền cho người Trung-quốc là Nhị-tổ Huệ Khả, Tam-tổ Tăng Xán, Tứ-tổ Đạo Tín, Ngũ-tổ Hoằng Nhẫn, Lục-tổ Huệ Năng v.v... Đến Thầy Thích Duy Lực là đời thứ 89 (kể từ Tổ Ca-diếp). Tham Tổ-sư Thiền tức là:  Tham thoại đầu và Khán thoại đầu          Nay nói sơ về cách thực hành: Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói. Nghĩa là khi chưa khởi ý niệm muốn nói gọi là "thoại-đầu". Tham là hỏi câu thoại để kích thích sự không hiểu không-biết. Khán là nhìn chỗ không-biết (thoại-đầu), muốn xem chỗ không-biết đó là gì ? Chỗ không-biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn. Nên nhìn mãi không thấy gì vẫn còn không-biết, chính cái muốn biết (hiểu) mà biết không được đó Thiền-tông gọi là nghi-tình. Hành-giả tham thiền cứ hỏi (tham) và nhìn (khán) đồng thời đi song song để phát khởi nghi-tình. Nghi-tình này sẽ đưa hành-giả đến thoại-đầu.          Thoại-đầu tức là vô-thuỷ vô-minh, cũng gọi là "đầu sào trăm thước", cũng là nguồn gốc của ý-thức. Từ đây tiến lên một bước ngay đó liền lìa ý-thức bỗng dứt hết nghi. Cái sát-na lìa ý-thức đó gọi là Kiến-tánh thành Phật, tức là Trí-bát-nhã được hiện hành khắp không-gian và thời-gian, sự hiểu biết chẳng còn gì thiếu sót. Giáo-môn gọi là Chánh-biến-tri. Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là Tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là Tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực Tham thiền không cần ngồi cũng được. Như Tổ dạy: Phải khi lao động mà tập Tham được mới tốt, nếu chỉ thích ngồi yên một chỗ vắng lặng mà tập Tham thì khó hy vọng kiến tánh.

Những câu Thiền ngôn giúp ích cho cuộc đời của bạn

Những câu Thiền ngôn giúp ích cho cuộc đời của bạn
Vô ngã có nghĩa là tất cả pháp đều không phải là ta hay của ta. Ta và của ta chỉ là ý niệm thôi chứ không có thật. Vì dù không có ý niệm "ta" gán vào thì pháp vẫn vận hành. Trong mỗi cá nhân có những yếu tố hợp lại mà thành như thân vật lý (physical body), cảm giác (sensation), tri giác (perception), phản ứng tâm lý (mental action and reaction), tâm thức (mind, consciousness), chúng tương quan với nhau mà tạo thành quá trình sự sống (living process), trong đó không có gì là ta và của ta cả.

Thiền Thất Khai Thị Lục (Trọn bộ)

Thiền Thất Khai Thị Lục (Trọn bộ)
Mở lò đãi luyện vàng chính là lúc nầy Muôn Thánh ngàn Hiền đều biết cả. Những kẻ cứng đầu, cứng cổ đều phải bỏ vào lò luyện Không phân biệt hư không hay ngói bể đều không được chậm trể. Hãy thêm than, thổi cho mạnh nữa. Mặc dù đập bể hư không rồi cũng không ngưng chùy Cho đến sinh tiền đầu rơi thoát sạch hết Mau mau tìm bắt cái bổn lai của mình về

Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền

Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền
Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là Tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là Tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực Tham thiền không cần ngồi cũng được. Như Tổ dạy: Phải khi lao động mà tập Tham được mới tốt, nếu chỉ thích ngồi yên một chỗ vắng lặng mà tập Tham thì khó hy vọng kiến tánh. 

Thiền Tông và Sự Khác Biệt

Thiền Tông và Sự Khác Biệt
Công phu nghiêm cẩn tuân theo giới luật rất chặt chẽ đến nghiệt ngã của lý luận nhà Phật – như đã từng nói- con người sẽ có cơ hội sở đắc một sức mạnh rất đáng kể khác xa với mọi loại sức mạnh khác do nó ẩn tàng, chìm khuất không dễ nhận biết dưới mắt người ngoài cuộc có cái nhìn sơ xài. Chế độ ăn uống thuần thực vật - theo quan niệm đông y cổ truyền- sẽ thanh lọc cơ thể và nhất là “thanh lọc” nội tâm do không còn vướng bận nghiệp sát sinh. Nội tâm luôn được giữ gìn cẩn thận trước mọi ý tưởng tiêu cực sẽ giúp ta có tâm hồn sáng trong toát cả ra ngoài từ giọng nói, bước đi, xử thế hàng ngày và điều này chẳng huyền hoặc gì, dễ hiểu.

Đơn giản hóa cuộc sống

Đơn giản hóa cuộc sống
Hãy nhớ rằng chỉ có chính bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình theo chiều hướng tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người. Sau đó hãy tập tự kiềm chế một ít, nhất là lúc ban đầu, để duy trì kỷ luật của việc mỗi ngày thường xuyên hành thiền.

Thực tập chánh niệm trong lớp học

Thực tập chánh niệm trong lớp học
Thiền có nghĩa là nhìn sâu, và khi nhìn sâu vào một đối tượng nào đó, chẳng hạn như một bông hoa, ta sẽ có được một cái thấy (insight) là bông hoa đó được làm bằng những yếu tố không phải là hoa, và nếu ta lấy những yếu tố không phải là hoa đó ra khỏi bông hoa thì bông hoa không thể nào tiếp tục tồn tại.

Bốn thứ che tâm

Bốn thứ che tâm
Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành. Tuy nhiên trong thực tiễn, dù đã hết sức cố gắng nhưng tâm mình thì lúc tịnh lúc không, trí mình thì khi sáng khi tối.

Tản mạn về nụ cười của các Thiền sư

Tản mạn về nụ cười của các Thiền sư
Âm vang nụ cười ấy đã đi vào lịch sử, và các thiền sư sau này cũng đã thể nghiệm nụ cười sâu lắng ở khắp nơi, từ thiền đường trang nghiêm cho đến đồng hoang cỏ nội, hay thành thị huyên náo trước cuộc hành trình dạo chơi sinh tử.
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
 1 2 3 4 5 6