Một vài độc giả chắc còn nhớ, cách đây vài năm ở gần khu Covent
Garden ở Luân Đôn có một tiệm sách cũ. Tôi nói “một vài” vì đa số mọi
người chắc hẳn không thích thú bao nhiêu với những bộ cổ thư quý giá mà
ông D., chủ tiệm và cũng là bạn cố tri của tôi, đã phí công lao suốt
cả một đời để góp nhặt và chồng chất lên những kệ sách đầy bụi bám. Trên toàn cõi châu Âu, có lẽ đó là nơi mà những kẻ tò mò có thể tìm
thấy nhiều loại sách cổ xưa hiếm có, nhất là về các vấn đề huyền học,
thuật luyện kim,
phù phép, chiêm tinh, phương thuật v.v... mà người học giả say mê khoa
huyền môn này đã thu thập từ khắp nơi. Người chủ tiệm đã tiêu phí cả
một gia tài để mua những bộ sách cổ đó – những thứ mà thật ra không thể
bán lại được. Nhưng ông ta lại cũng không hề muốn bán những của quý đó!
Ngọn núi đôi nổi tiếng miền Đông là thắng cảnh thuộc hàng bậc
nhất thiên hạ với những am mây, hang rồng sừng sững xanh, mây dồn, gấm
tụ, đá núi liền tận Quỳnh Lâm bảo đài… Còn có cả động Trù Phong sừng
sững nhấp nhô góc dồn xe biếc, đỉnh núi bao quanh, suối khe uốn lượn…
Sư
ông Khai Đức có con mắt tinh anh cùng bước đi của loài mèo. Một tay
chống cây gậy trúc, một tay giữ quai chiếc túi vải màu vàng do được
nhuộm bằng củ nghệ, ông nhảy từ bậc đá này sang hòn đá khác. Đoạn đường
từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng lô nhô những tảng đá mồ côi. Và cho dù mỗi
ngày có hàng ngàn lượt bước chân chà qua nhưng những tảng đá mồ côi
vẫn trơn lì.
Sau gần 700 năm bị lãng quên trong rừng rậm và mây mù. Am
Ngọa Vân, nơi đệ nhất tổ của phái Trúc Lâm Yên Tử viên tịch, nay lại trở
thành nơi bước chân phật tử và khách du lịch hướng về.
Mạc Cao Quật có một Động tàng kinh nổi tiếng, trong đó lưu giữ kinh Phật, cổ họa, hộ tịch, khế ước, tiểu thuyết, từ khúc cùng một lượng lớn đồ dệt tơ, di vật. Tổng số khoảng hơn 5 vạn thứ được tích lũy qua hơn 10 triều đại, từ đời Tấn đến đời Tống.
Trong giới chơi cổ vật Việt Nam, nhà
sưu tầm Dương Phú Hiến được nhiều người biết đến bởi ông là người đang
sở hữu hai bộ sưu tập quý, đó là bộ sưu tập kiếm cổ và tượng Phật cổ.
Đặc biệt, bộ sưu tập tượng Phật cổ được giới sành chơi cổ vật đánh giá
rất cao vì độ tinh xảo cũng như giá trị quý hiếm của nó.
Giáo nghĩa uyên thâm của Phật Giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nền tư
tưởng tôn giáo của Trung Quốc. 2000 năm nay Phật Giáo hoằng truyền tại Trung
Quốc từ việc phiên dịch kinh điển từ Phạm văn thành văn Trung Quốc số trên ngàn
bộ xây dựng chùa chiền trên một vạn ngôi, trong đó Phật tự là nơi thể hiện văn
hóa của Phật Giáo đồng thời cũng là nơi giới thiệu giáo nghĩa của Phật đà và
những phương pháp tu tập của Phật Giáo, đây là cơ sở chính trong việc hoằng
giáo của Tăng lữ Phật Giáo với công cuộc phổ cập Phật Giáo đến dân gian.
(CMT) Phật Giáo là một tôn
giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không
được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào
Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư
tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai
có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc.
Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải
là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là
sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.
(CMT) Tôn giáo là một hiện tượng xã hội nhân loại, mà khi
xã hội đó phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định thì sản sinh hiện
tượng này. Cũng như vậy do nhu cầu tín ngưỡng cũng như sự hoằng truyền giáo
nghĩa, cho nên kiến trúc của tôn giáo từ đó mà sanh.
Đất nước của những con người không tất tả bon chen. Nhu hòa
tự tại là một trong những đặc điểm tính cách dân tộc, điều đó đã khiến
Ấn Độ trở thành quốc gia hiếm hoi trên thế giới giành lại độc lập chủ
quyền từ tay kẻ xâm lược bằng phương pháp bất bạo động.
Các tin đã đăng: