Bất cứ việc gì chúng ta làm thì nên làm trong chánh niệm
(mindfully), sinh động (dynamically), trọn vẹn (totality) và hoàn tất
(completness, thoroughness). Đó là thiền. Nên hành thiền trong mọi
hoàn cảnh và cho mọi sự việc: lúc ăn, lúc uống, lúc thay quần áo, lúc thấy, lúc
nghe, lúc ngửi, lúc nếm, lúc sờ mó, lúc suy nghĩ…
Có năm phương cách để đối trị sân hận. Chúng giúp xóa tận gốc rễ của
sân hận. Đó là gì? Nếu sân nổi lên, cần làm như sau: vun trồng tâm từ,
vun trồng tâm bi, vun trồng tâm xả. . . . Đừng để ý, đừng quan tâm đến
người đó. Nếu oán ghét nổi lên, hãy nhớ đến quy luật làm chủ hành động
của mình, đó là: “Người làm hành động gì là chủ của hành động đó, sẽ
thừa hưởng hành động đó, sẽ tái sinh từ chúng, bị bó buộc vào chúng,
nương tựa nơi chúng, và những tốt, xấu người ấy đã làm sẽ là di sản của
người ấy.”
Đức Phật lại hốt một nắm đất, mở bàn
tay ra nói với các vị tỳ kheo: “Chúng sanh được thân người như đất trong
lòng bàn tay ta,chúng sanh mất than người như đất trên địa cầu” Cái gì
là khó được? thân người thật là khó được? Các tỳ kheo nen lắng nghe và
suy nghỉ.
Chúng ta không nên cố chấp một phương án
hay một quan niệm hay suy nghĩ nào đó mà cho là vĩnh cửu và đúng với mọi
lúc mọi nơi. Chúng ta nên biết cuộc sống có muôn hình vạn trạng vì thế
chúng ta cũng phải linh động mà thay đổi cánh nhìn cách sống cho phù hợp
theo chiều hướng tốt đẹp.
Lòng vị tha
( altruisme ), tâm từ bi ( compassion ), lòng tử tế ( gentillesse )
và sự hợp tác ( coopération ): hơn lúc nào hết đó là những từ thường được
đề cập đến trong xã hội ngày nay thông qua các buổi hội thảo, các cuộc nghiên
cứu về thần kinh, tâm lý, cũng như về kinh tế học.
Trong kinh Nhất dạ hiền giả (còn gọi là kinh Người biết
sống một mình), thuộc Trung Bộ kinh, Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì
quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú
trong hiện tại. Các thiền sư cũng thường dạy như vậy, nhưng Phật tử nào cũng ôm
đồm đủ thứ...
Bernard Baudouin, một nhà
nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểu thuộc nhiều đề
tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bài thuyết giảng của
Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí
tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trong một quyển sách nhỏ , 365 tư tưởng
và suy tư hàng ngày
Buổi sáng khi chúng ta
thức dậy, chúng ta nhận ra là mình đang còn sống và sự sống đang có mặt xung
quanh ta. Chúng ta nhận ra 24 giờ là một món quà của sự sống và chúng ta nguyện
sống thật sâu sắc với những giờ phút quý báu này.
Sự thực hành Phật Pháp
không chỉ là để cảm thấy tốt lành, hay để có một thói quen tốt, hay là một thời
trang phong trào, hay bất cứ điều gì giống như thế. Sự thực hành Phật
Pháp là hướng tới để giúp chúng ta xa lìa những rắc rối của chúng ta.
Trước khi phát tâm tu học, con người cứ tưởng Phật pháp
chỉ ở trong kinh điển, chỉ ở nơi niết bàn, hay ở cõi Phật và chỉ dành cho các
nhà sư trong chùa chiền, tự viện. Không ngờ Phật pháp ở khắp thế gian. Phật
pháp ở tại thế gian. Sống trong thế gian, nhận được Phật pháp, đó mới là niềm an
lạc và hạnh phúc chân
thật nhất.
Các tin đã đăng: