"Ðời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Ðó là
câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện
tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết.
Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng
ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và
luyến ái.
Hiếu
thuận, thờ kính cha mẹ là điều tốt lành, như Đức Phật tán thán, nhưng
phải thờ kính, hiếu thuận, phụng dưỡng cha mẹ với của cải do tự mình làm
ra đúng pháp chứ không phải là phi pháp, phi đạo đức. Sát sinh, lấy của
không cho, nói dối, nói ác, nói chia rẽ, làm các tà hạnh để có nhiều
tiền của đem phụng dưỡng mẹ cha, đó là điều rất không tốt đẹp mà Đức
Phật cũng như các vị đệ tử của Ngài khuyên răn đừng có làm.
Trong
chúng ta, ai từng vấp ngã hẳn sẽ có những dấu ấn không hay trong lòng.
Có thể đó là vấn đề sức khỏe; vấn đề tài chính: phá sản, bị cắt chức,
bị người khác hãm hại; bất trắc chuyện tình cảm: hôn nhân đổ vỡ, con cái
hư hỏng, chứng kiến người thân mất mà không làm được gì…
T hật vậy, khi con người sống thiếu định
hướng cao đẹp, họ rất dễ vướng phiền não và thậm chí làm tổn thương đến
người khác. Thực tế đã minh chứng cho điều này bằng rất nhiều những bi
kịch, thảm kịch ngày một gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Quan niệm
sống được hình thành từ ý thức của mỗi cá nhân. Nó chịu sự ảnh hưởng của
hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội và quan trọng nhất là mức độ giác
ngộ của mỗi con người.
Khi bạn được xem những lời văn
sau đây, điều đó có nghĩa rằng bạn đã từng gieo nhiều căn lành để đời
này có cuộc sống sung túc. Xem xong những lời văn này, theo đó thực hành
thì vấn đề 'tâm tưởng sự thành', 'thay đổi vận mạng' không còn là
chuyện khó!
Không ai có
thể sống đời sống của bạn ngoài bạn. Không ai có thể sống đời sống của
tôi ngoài tôi. Bạn có trách nhiệm. Tôi có trách nhiệm. Nhưng đời sống
của chúng ta là gì? Cái chết của chúng ta là gì?
Tôi tin rằng ý nghĩa của cuộc sống là hạnh phúc. Từ lúc sanh ra đời, mỗi người trong chúng ta đều muốn hạnh phúc và tránh đau khổ. Không một điều kiện xã hội hay giáo dục, hoặc một lý tưởng nào có thể làm lệch lạc sự mong muốn nầy.
Đức Dalai Lama tự coi mình là một thầy tu mộc mạc giản dị – một người dậy lúc 4 giờ sáng và sử dụng hàng giờ mỗi ngày vào cầu nguyện và thiền. Nhưng mọi nỗ lực không bạo lực để giải phóng đất nước Tây Tạng của Ngài đã khiến Đức Dalai Lama trở thành một biểu tượng quốc tế của hòa bình trong suốt bốn thập kỷ qua. Trong 46 quốc gia mà Đức Dalai Lama đã được mời tới thăm, hàng nghìn người đã tập trung lại để nghe Ngài nói chuyện về những điều Ngài tin là thông điệp ý nghĩa nhất – Lòng thương người là con đường chắc chắn nhất dẫn tới hạnh phúc.
Cùng
với Yoga, Thiền định cũng là một phương cách giúp tinh thần được thư
dãn. Hai phương pháp luyện tập này có những điểm tương đồng với nhau,
nhưng Thiền tập đi sâu vào trạng thái tâm linh, nội tại của con người
hơn là những bài luyện tập về thể lực.
Bước chân đầu tiên để đi
vào cánh cửa giải thoát, hạnh phúc, thiết nghĩ, không có phương thức nào tốt
hơn là biết thường xuyên lắng nghe tiếng nói từ nội tâm của chính bạn. Bởi lẽ,
có vô số tiếng nói khác nhau, làm bạn phải chao đảo, thậm chí đi đến những
quyết định sai lầm và gây ra hệ lụy khôn lường. Do đó, tiếng nói của nội tâm
bao giờ cũng là tiếng nói trung thực nhất. Nó có khả năng mách bảo con tim bạn
sống biết yêu thương, kết nối với mọi người trong vòng sống tương tục.
Các tin đã đăng: