Mỗi ngày, chúng ta ước muốn làm một điều gì có phước cho mình dù kinh tế như thế nào. Chúng ta đều cầu nguyện cho thế giới hoà bình dù theo đạo nào. Tâm lý tham sống sợ chết đều giống nhau dù dưới hình thức sống nào.
(PGVN) - Đứng trước dòng thác lũ cuộc đời với vô vàn cám dỗ như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, chúng ta khó mà vượt qua những nhu cầu cần thiết đó vì nó có sức hấp dẫn lạ thường, hay lôi cuốn, chi phối con người vào chỗ đam mê, say đắm. Cho nên, lúc nào ta cũng sống với hai tâm trạng vui-buồn lẫn lộn bởi tốt-xấu, hơn-thua, nên-hư, thành-bại, được-mất trong cuộc đời mà đón nhận kết quả khổ đau hay hạnh phúc
Người ta giữ năm giới còn vì một nguyên nhân lớn lao khác là tình thương: mình không muốn làm tổn hại, tổn thương người khác, dù chỉ bằng một câu nói. Tình thương làm cho nhân cách một người càng thêm cao, rộng.
Ta luôn tin rằng những thứ mà ta muốn có chắc chắn phải “hơn” những thứ mà ta đang có. Thoải mái hơn, êm ái hơn, ngọt ngào hơn, hấp dẫn hơn, bay bổng hơn… đúng là những cảm giác có thật khi những mong cầu của ta đã trở thành sự thật.
Chọn cho mình một góc khuất trong quán cà phê, cô ngồi nhớ lại hình ảnh cô bé mới quen và câu chuyện đáng suy ngẫm của cô bé đó. Cô gặp cô bé đó dưới mái chùa quen trong một khóa tu gần đây, nói chuyện vài câu, hai chị em trở nên thân thiết hơn, cô được nghe cô bé kể về quá trình đi chùa của mình.
Niềm tin là chất liệu cần thiết cho sự sống của tất cả mọi người chúng ta. Con người nếu không có niềm tin chân chính thì khó có thể sống đàng hoàng sống thác loạn, điên cuồng, buông thả và bất cần đời cho nên đến khi phước hết thì chịu hoạ vô cùng cực.
(Bài thơ & Thập thiện đạo) “Có sự tương tục của nghiệp và kết quả của nó. Cho nên, khi mười thiện nghiệp thanh tịnh được thực hiện, tác giả chắc chắn sẽ thụ hưởng hạnh phúc trong đời này và sau khi chết được sinh lên các cõi trời”. (Thiền luận-quyển trung; D.T.Szuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).
Chớ vui thích khóc than cho số phận mình!
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh. Khổ do tâm là: mong cầu không được, yêu thương phải xa lìa, oán thù lại ở chung. Khổ về thân là: sinh - già - bệnh - chết. Khổ về hoàn cảnh như: nóng, lạnh, thiên tai, chiến tranh hay khổ vì vợ chồng, con cái, gia tài, công danh, sự nghiệp... Nói chung, cuộc đời có vô lượng thứ khổ. Khổ gây nên phiền não, mà phiền não thì dễ tạo nghiệp. Khi đã tạo nghiệp sẽ phải trả quả, như vậy khổ lại càng thêm khổ. Giống như một đốm lửa nhỏ, nếu không dập tắt lúc đầu để đến khi nó bùng lên thì hậu quả khôn lường. Những bực dọc, khổ đau trong lòng, ta nên biết cách chuyển hóa ngay từ khi nó còn là những ý niệm ban sơ. Bởi tạo nghiệp không những gây khổ cho mình mà còn gây khổ cho người. Từ nỗi khổ đó, chúng ta cứ trôi lăn trong vòng sinh tử. Trong bài pháp Tứ diệu đế, đức Phật có nói đến “khổ đế” và “tập đế”. “Khổ” là kết quả, “tập” là nguyên nhân. Để chuyển hóa khổ đau thành an vui, hạnh phúc chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của khổ. Phật dạy rất nhiều phương pháp, trong kinh thường nói có đến 84.000 pháp môn, nhưng trong phạm vi bài này, tôi sẽ trình bày một số phương pháp cụ thể sau:
Mục đích của việc học là để thành người với đúng ý nghĩa của nó, tức là một con người hoàn thiện về mọi mặt, tài giỏi và có nhân cách đạo đức nhằm làm tròn trách nhiệm đối với gia đình người thân và dấn thân đóng góp lợi ích cho xã hội.
Các tin đã đăng: