Luận về dục - Nguồn gốc khổ đau của con người

Luận về dục - Nguồn gốc khổ đau của con người
Nhưng ly dục bằng cách nào? Đức Phật dạy, ít ham muốn, bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự sống hàng ngày, có khả năng hiểu biết, thương yêu, chăm sóc và làm hạnh phúc cho những người chung quanh, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật.

Sự Thật không hiển lộ từ Trí Nhớ cũng không phát sinh từ Kiến Thức mà từ sự Hiểu Biết

Sự Thật không hiển lộ từ Trí Nhớ cũng không phát sinh từ Kiến Thức mà từ sự Hiểu Biết
Tôi nghĩ rằng xưa nay số người theo Phật Giáo chưa bao giờ đông đảo, kể cả ở các quốc gia mang truyền thống Phật Giáo như Ấn Độ và Tích Lan. Ngay cả ở Ấn Độ vào thời kỳ của Đức Phật, nhiều người trong số các đệ tử của Ngài cũng không [đủ sức] hiểu được giáo huấn của Ngài. Ngày nay cũng chẳng khác gì hơn. Không sao có thể đạt được sự hiểu biết sự thật bằng một phép luyện tập nào cả.

Về sự cho phép của gia đình để được xuất gia

Về sự cho phép của gia đình để được xuất gia
Hơn nữa, cũng với cùng những nhận thức đó có thể giải thích vì sao Đức Phật không bao giờ quan tâm đến việc có được sự ưng thuận của người vợ khi Ngài chấp nhận cho người chồng xuất gia. Điều đơn giản là vì Ngài biết rõ những người vợ của những ứng viên Tỳ-kheo của Ngài trong thời ấy, thường là sống bên gia đình chồng, khó mà có được địa vị có thể gây hại cho Tăng đoàn. 

Tượng Thánh Tăng và Đức Ông chùa Mía và chùa Bút Tháp

Tượng Thánh Tăng và Đức Ông chùa Mía và chùa Bút Tháp
Dựa trên ba tấm văn bia đặt ở toà tiền đường và dưới cổng tam quan của chùa, ta có thể biết rằng các pho tượng thổ phủ sơn này tạo vào khoảng tiền bán thế kỷ XVII. Tấm bia văn dựng trước toà tiền đường có niên đại năm 1632 cho chúng ta biết rằng cung tần Nguyễn Thị Rong (về sau được tôn xưng là bà Chúa Mía), vợ của chúa Trịnh Tráng, người ở vùng này, đã bỏ tiền của vàng bạc xây dựng chùa Mía vào năm 1632.

Ý nghia của tiếng Om trong thần chú tiếng PĀḶI & SANSKRIT

Ý nghia của tiếng Om trong thần chú tiếng PĀḶI & SANSKRIT
Tiếng OṂ được kết hợp từ ba tiếng A-U-M. Tiếng này được cho là rất thiêng liêng đối với nhiều tôn giáo có xuất xứ từ Ấn Độ. Tiếng OṂ được đề cập đến rất nhiều trong các kinh bản Phật giáo. Không chỉ hiện diện trong hệ thống kinh điển tiếng Sanskrit, tiếng OṂ  còn có cả trong kinh điển tiếng Pāḷi. Chúng ta hãy xem các câu kệ tiếng Pāḷi có đề cập đến tiếng OṂ sau đây:

Họa phước từ đâu có? Có họa phước không?

Họa phước từ đâu có? Có họa phước không?
Trong những tai nạn, hiểm họa như động đất, sóng thần, bão lụt, chiến tranh, dịch bệnh, hỏa hoạn…một số ít người may mắn được sống còn trong khi nhiều người khác không thoát khỏi cái chết. Sự may mắn đó người ta gọi là phước. 

Chế ngự "tâm sân hận" để hưởng hạnh phúc

Chế ngự
Sân hận được định nghĩa là "sự nóng nảy, sự hãm hại, sự chống đối, sự hung dữ và sự không hoan hỷ của tâm". Đây là một trạng thái tình cảm thông thường của con người tùy theo mức độ nào đó khi phải đối diện với những hoàn cảnh không bằng lòng.

Nghiên cứu về cơ sở hình thành & quá trình phát triển của bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng

Nghiên cứu về cơ sở hình thành & quá trình phát triển của bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng
Đức Phật là bậc Thánh nhân đã được khẳng định về phương diện lịch sử 1 , những cống hiến cụ thể của Ngài trong nhiều lãnh vực, đã được nhân loại ở mọi thời kỳ ca ngợi và tôn vinh. Chính vì vậy, một trong mười hiệu của Đức Phật được gọi là Thế Tôn 2 : Bậc tôn quý nhất trong thế giới. Đây là tín niệm xuất hiện rất sớm khi Phật còn tại thế và được nhiều truyền thống Phật giáo công nhận mãi đến hôm nay.

Phật giáo và văn hóa Phật giáo

Phật giáo và văn hóa Phật giáo
Trung tâm Văn hóa Phật giáo ở Huế, còn gọi là Trung tâm Liễu Quán, nằm bên hữu ngạn sông Hương, được thành lập từ mấy chục năm nay. Sau năm 1975, Nhà nước quản lý mãi cho đến gần hai mươi năm sau mới giao quyền lại cho Tỉnh hội Phật giáo Huế, bấy giờ chỉ là một ngôi nhà… không thể coi là một trụ sở văn hóa Phật giáo được. Tỉnh hội Phật giáo Huế đã cho vẽ một sơ đồ thiết kế để trùng tu, không lấy gì làm đồ sộ, nhưng đúng nghĩa là một trung tâm văn hóa. Kinh phí ước tính tuy không phải là cao, chỉ bằng một căn hộ trung bình ở thành phố, nhưng đối với Tỉnh hội Phật giáo Huế thì lại là một vấn đề khá khó khăn.

Ai là người kế thừa sau khi Phập nhập diệt

Ai là người kế thừa sau khi Phập nhập diệt
Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làm nơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa, cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến khá phức tạp.
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
 1 2 3 4 5 6