Năm 1164 đời Hậu Bạch Hà thượng hoàng
niên hiệu Trường Khoan thứ 2 ra lịnh tại di chỉ của chùa Pháp trụ kiến
tạo Liên Hoa Viện - Tam Thập Tam Gian Đường, do đó Diệu Pháp Viện có hai
tòa Tam Thập Tam Gian Đường, đây là tòa Tam Thập Tam Gian Đường thứ
hai. Tòa Tam Thập Tam Gian Đường thứ nhất có quy mô rất là hùng vĩ to
lớn, gồm Liên Hoa Vương Viện, Ngũ Trùng Tháp và Bất Động Đường, do vào
năm Kiến Trường thứ nhất (1294) bị hỏa hoạn thiêu hủy, cho nên tòa Tam
Thập Tam Gian Đường hiện nay là tòa đại điện được tái xây dựng vào năm
1266 niên hiệu Văn Vĩnh thứ 3.
Tên gọi Tam Thập Tam Gian Đường là do
ngôi điện này có 33 gian, là kiến trúc gỗ có chiều dài dài nhất trong
kiến trúc tôn giáo cổ của Nhật Bản, chiều dài của ngôi điện này ước tính
khoảng hơn 120m. Ngoài ra Tam Thập Tam Gian Đường còn tượng trưng cho
con số 33 ứng với 33 thân của Bồ Tát Quán Thế Âm do bi nguyện độ sanh mà
Ngài ứng hiện trong Kinh Pháp Hoa.
Tam Thập Tam Gian Đường là điện thờ Đức
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát, chính giữa điện tôn trí tượng
bổn tôn Thiên Thủ Thiên Nhãn, ngồi trên tòa sen là quốc bảo của Phật
Giáo Nhật Bản, trong 32 gian còn lại tôn trí 1000 pho ứng thân Thiên Thủ
Thiên Nhãn còn gọi là Thập Nhất Diện Quán Thế Âm, đứng trên hoa sen,
1000 vị mỗi vị một vẻ khác nhau, trong giống như người thật, kim bích
huy hoàng, vàng son lộng lấy, trang nghiêm thù thắng. Mỗi pho tượng
Thiên Thủ Thiên Nhãn Ứng Thân đều có 11 đầu và 40 tay, trì 25 thứ pháp
khí, riêng pho tượng bổn tôn thì ngoài 40 tay lớn còn có 1000 tay nhỏ
mỗi tay có một con mắt, thể hiện đủ tướng ngàn mắt ngàn tay, hàm ý vô
lượng vô biên của tâm đại bi theo tư tưởng của Đại Thừa Phật Giáo.
1001 tôn tượng Thiên Thủ Thiên Thủ ở Tam
Thập Tam Gian Đường, trong đó có 120 pho là tác phẩm của nhà điêu khắc
Vận Khánh đây là một đại sư về điêu khắc nổi tiếng thời bấy giờ của Nhật
Bản, những pho còn lại là đều do đệ tử của ông làm suốt trong 17 năm
mới hoàn thành. Mọi người khi tham lễ ở Tam Thập Tam Gian Đường đều cho
rằng đứng bất cứ đâu trong điện Phật đều có cảm giác 1001 pho tượng Phật
đang nhìn bạn, và có thuyết cho rằng nếu như bạn nhất tâm chiêm ngưỡng
thì sẽ thấy được gương mặt của mình giống như khuôn mặt của 1 trong 1001
vị Bồ Tát.
Trong Tam Thập Tam Gian Đường ngoài 1001
pho tượng Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ra còn có tôn trí 28 vị Hộ Pháp
Thần, tạo hình rất là tinh mỹ, sống động đầy đủ các tướng oai đức trang
nghiêm, mắt của các tôn tượng này được làm bằng thủy tinh, cho nên khi
chiêm ngưỡng, trông giống như mắt người thật.
Tam Thập Tam Gian Đường còn có một nét
đặc sắc nữa đó là truyền thống thi bắn cung, được gọi là “Viễn Xạ”. Tục
lệ thi bắn cung này có từ thời Giang Hộ, tất cả các vị tuyển thủ bắn
cung của các chư hầu tập trung về dưới hiên dài của Tam Thập Tam Gian
Đường nhắm đích trúng cách đó khoảng 60 thước để thi và truyền thống thi
bắn cung ở Tam Thập Tam Gian Đường được kế tục và truyền thừa cho đến
ngày nay.
Hiện nay mỗi năm cứ đến trung tuần của
tháng 1 trong tiết Thành Nhân, phía tây của Tam Thập Tam Gian Đường
người ta đều có tổ chức hội thi bắn cung toàn quốc, tất cả nam nữ đủ
tuổi 20 trong toàn quốc Nhật Bản đều có thể hội tụ ở đây, ăn mặc theo
trang phục truyền thống Nhật Bản, dự thi bắn cung và đây trở thành lễ
hội truyền thống đặc sắc theo phong cách bản sắc văn hóa Nhật.