Đại Phật Linh Sơn tọa lạc khu vực Tiểu Linh sơn, nghiêng về hướng nam
ngọn Tần Lý, Mã Sơn, Vô Tích, diện tích chiếm khoảng 30 héc-ta. Nơi đây
nguyên là nền cũ chùa Tường Phù - ngôi cổ sát nổi tiếng thời Đường
Tống, là nơi được bảo tồn di tích, hoằng dương văn hóa, thực hiện chính
sách Tôn giáo. Vị trí của Đại Phật được ngài Huyền Trang đời Đường đặt
tên là Tiểu Linh Sơn, cho nên gọi là Đại Phật Linh Sơn.
Sơn môn đi vào Đại Phật Linh Sơn
Đại Phật Linh Sơn cao to sững sững, khí thế nguy nga hoành tráng bởi 3
ngọn núi bao quanh. Phía nam của Đại Phật là Thái Hồ, mặt sau tựa vào
núi Linh Sơn, bên trái gắn liền Thanh Long, bên phải nối với Bạch Hổ,
địa hình hiểm trở huyền bí, quang cảnh ưu nhã mỹ lệ. Vách núi Linh Sơn
có thể gọi là đệ nhất vùng Hoa Hạ, chiều dài 39.8m, cao 7m. Mặt chính điêu khắc trên đá
nhóm hình "Linh Sơn Thắng Hội", Thần tiên tụ hội, nghìn người nghìn vẻ,
sinh động như thật. Mặt sau là bức họa đồ "Đường Tăng Tứ Thiền Tiểu Linh
Sơn Đồ".
Linh Sơn Đại Phật - Vô Tích cao 88m. Núi Linh
Sơn - Hồ Quan Thái
Tôn tượng Đại Phật hùng vĩ trang nghiêm này, là một sự kiện lớn nhất
cho Phật giáo Trung Quốc gần 100 năm trở lại đây. Đồng thời cũng đã trở
thành một trong những tiêu điểm của Vô Tích, và là viên minh châu của
Thái Hồ, mang ý nghĩa vô cùng trọng đại cho sự phát triển kinh tế và nền
văn hóa xã hội hiện đại.
Tượng Đại Phật dùng nguyên liệu bằng đồng kiến tạo,
ngoài chất liệu đồng để kéo dài sự vĩnh hằng ra, điều quan trọng là nghệ
thuật đồng bắt nguồn từ tinh túy nghệ thuật cổ điển của thời đại đá,
đồng thời cũng là một bộ phận cực kỳ xán lạn cho nền văn hóa truyền
thống dân tộc Trung Hoa.
Phong cách thuần phác cổ xưa của nghệ thuật đúc đồng, vô
cùng trang nhã, tinh tế tỉ mỉ và xinh đẹp, chiếm địa vị tối cao và rất
ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đúc tạo Đại Phật là một công trình với độ
khó cao, qui mô lớn. Quyết định đặt kế hoạch xây dựng, do công trình tập
đoàn Thần Quang Nam Kinh lãnh trách nhiệm. Kỹ thuật của Tập đoàn Thần
Quang Nam Kinh khiến cho mọi người tin tưởng, tập đoàn này đã từng có
kinh nghiệm phong phú, tích lũy nhiều năm trong công trình xây dựng
Thiên Đàn Đại Phật tại Hồng Kông. Về mặt thiết kế kiến trúc kết cấu Đại
Phật, do viện thiết kế kiến trúc Đông Hoa đảm trách. Đây là viện thiết
kế nổi tiếng trong và ngoài nước, bởi kiến trúc Tháp truyền hình Thượng
Hải Đông Phương Minh Châu. Thiết kế điêu khắc tạo hình nghệ thuật Đại
Phật do nghệ thuật gia Ngô Hiển Lâm phụ trách.
Số tư liệu chủ yếu của Đại Phật Linh Sơn như sau:
1. Đại Phật Linh Sơn cao 88m. Thân Phật 79m, đài sen 9m.
2. Thân Phật (không tính đài sen), do 1560 bản đồng có độ dày từ 6-8 cm đúc thành, đường hàn dài
hơn 30 km
3. Tượng Đại Phật Linh Sơn đúc đồng khoảng 700 tấn, diện tích bản
đồng hơn 9000m2,
lớn khoảng gần bằng một nửa sân bóng đá
4. Do vận dụng khoa học kỹ thuật cao, Đại Phật Linh Sơn có thể ngăn
chặn được sự xâm nhập và tấn công của cơn bão cấp 14, và cơn địa chấn
cấp 8.
Không biết có ai chú ý đến việc triều bái Đại Phật - chiêm ngưỡng Đại
Phật hay không? Bất luận chúng ta đi gần hay đi xa, xoay qua trái hoặc
rẽ sang phải, đôi "Mắt Thần" của Đại Phật vẫn luôn nhìn theo chúng ta,
luôn quan tâm chúng ta. Tại vì sao? Lẽ nào "Mắt Phật" thật sự "Động", lẽ
nào "Phật pháp vô biên, không nơi nào mà không nhìn thấy"? Kỳ thật là
dưới sự phối hợp thiên tài trong quá trình thiết kế, và dưới ngòi bút
thần kỳ của các nhà điêu khắc, đã sáng tạo được hiệu quả như thế.
Còn những sự thần kỳ về Đại Phật Linh Sơn, có rất nhiều truyền thuyết
được truyền tụng trong dân gian, trong các tín chúng, và các du khách
tham quan. Thí dụ như hiện tượng kỳ lạ lúc khai quang Đại Phật Linh Sơn;
điềm lành xuất hiện khi cử hành đại pháp hội Thiên tăng khai quang
tượng Thái Tử v.v... Nếu như có hứng thú, hãy đến Linh Sơn tham quan một
chuyến sẽ hiểu tận tường.
Ôm chân Phật như ôm trọn cả sự an bình
Ngoài ra, đến Linh Sơn, đừng quên ôm chân Phật, đây là phương thức
duy nhất có thể gần gũi với Đại Phật. Thường nghe: "Sờ tay Phật được ban
phúc lợi, ôm chân Phật ôm trọn bình an". Ôm chân Phật Linh Sơn có thể
mang sự bình an kiết tường, phuớc thọ khang an đến cho tất cả mọi người.
Thanh Như dịch và sưu tập hình ảnh (theo:
Giác Ngộ)
|