Còn một thiền viện Trúc Lâm trên đỉnh Phật Sơn
Xuân Quảng
08/05/2011 00:31 (GMT+7)


Đây là nơi giảng đường của Đức vua-Tổ thứ nhất thiền phái Trúc Lâm-Trần Nhân Tông và sau đó được thiền sư Pháp Loa, tổ thứ 2 lập thành thiền viện, thiền sư Huyền Quang, tổ thứ 3 cũng đã tu hành nơi này.

Tuy chỉ còn là phế tích, song vẫn là khu thánh địa linh thiêng nguyên sơ, chưa có dấu tích của du lịch tâm linh hay văn hoá. Đây là một ngôi chùa cổ có lịch sử huy hoàng, con đường đi lên gian nan nhất và không gian sống trong lành cũng vàng hàng bậc nhất...

 

Con đò máy đưa du khách vượt qua hồ Bến Châu nước xanh ngắt.

Trèo đèo, vượt suối để cùng vào chân núi Phật.

Leo lên núi Phật Sơn, càng lên cao rừng trúc xanh mướt càng dày và đẹp hơn.

Dấu vết nền ngôi chùa thời xa xưa chỉ còn những tảng kê bằng đá với nét chạm khắc tinh xảo.

Tháp cổ bằng đá, tương truyền thiền sư Pháp Loa dựng thờ Phật cao 8,6m nhưng bị gãy ngọn, sau đó đã được nhà sư trụ trì phục dựng lại.

Hai pho tượng cổ bằng đá, tương truyền là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và thiền sư Pháp Loa cũng đã được nhà sư trụ trì chùa phục dựng lại.

Những cổ vật bằng đất nung thời Trần được các nhà khảo cổ tìm thấy dưới nền cũ chùa Hồ Thiên.

Vòm cửa nhà bia cổ đã bị đổ.

Và nhà bia được phục dựng lại bằng đá để lưu giữ văn bia trùng tu chùa dựng ngày tốt tháng 3 niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736).

Đài sen cổ các chân tháp bằng đá còn nằm rải rác trong khu vực chùa Hồ Thiên.

Tháp gạch cổ cao 3,85m, không có dấu tích của mạch vữa hay chất kết dính, đế chân tháp bằng đá chạm khắc cánh hoa sen uyển chuyển.

Phía sau nền chùa cũ vẫn còn những cây vải thiều cổ thụ, phần không thể thiếu tạo nên không gian của di sản chùa Hồ Thiên.

Theo: Báo Quảng Ninh

Các tin đã đăng: