Kinh Kalama

Kinh Kalama
Xin chào tất cả mọi người. Lại một ngày nữa dành cho những người mới thực hành. Mỗi khi tôi nói chuyện, hay nghĩ về một bài nói chuyện hay bất cứ sự hướng dẫn nào cho những người mới tập thiền, tôi đều cố gắng nghĩ lại những ngày xa xưa, từ rất rất lâu trước kia, khi tôi sống ở Miến Điện và mới bắt đầu bước chân vào đạo, chập chững tập hành thiền. Bởi vì các bạn biết đấy, điều đó rất quan trọng. Có lần tôi đọc được một bài thơ của một thiền sư Nhật Bản, nó nhắc nhở tôi sự quan trọng phải nghĩ lại những thời xa xưa ấy mình đã như thế nào. Bài thơ có một câu như sau: “Đã có lần tôi còn trẻ, từ lâu thật lâu trước kia”. Vì vậy, nếu tôi nói chuyện với các bạn từ thực tế hiện tại của tôi bây giờ, thì rất có thể tôi sẽ không hiểu được những khó khăn của các bạn – những người mới bước chân vào thiền. Một câu thơ đã nhắc nhở tôi điều đó.  

KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT

KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT
Lời Dịch Giả Kinh Kim Cang là một phẩm trong Kinh Đại Bát Nhã 600 quyển. Kinh này từ đầu đến cuối đều hiển bày nghĩa ba câu, nếu đọc giả thấu suốt được nghĩa ba câu của Kinh này, thì đối với tất cả kinh đại thừa liễu nghĩa đều thấu suốt cả. Nghĩa ba câu cũng như nghĩa tứ cú kệ, phá hết tất cả tứ tướng chấp thật, chẳng hai chẳng khác. Nói chấp thật tức là lọt vào tương đối, thuộc về biên kiến, bất cứ chấp có là thật, chấp không là thật, chấp chơn là thật, chấp giả là thật, đều là chấp thật cả. Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại. Văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời, người xưa nói "đọc chỗ chẳng có chữ" là vậy. Chúng tôi gặp những trường hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong văn, những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại chẳng thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú, còn những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải thêm. Vì đọc giả cảm thấy phần 27 còn hơi tối nghĩa, nên kỳ in này chúng tôi lược giải thêm để sáng tỏ nghĩa kinh trong phần này. Nói tóm lại, chúng tôi dịch Kinh này là mong giúp cho đọc giả dễ hiểu nghĩa kinh, theo đó tu hành để đưa đến kiến tánh (giải thoát). Thích Duy Lực

Kinh Lăng Già

Kinh Lăng Già
Kinh Lăng Già nói đủ là Lăng Già A Bạt Đa La Bảo (Lankavatara), nghĩa là Nhập Lăng Già; còn có tên khác là Kinh Đại thừa thể nhập giáo lý thậm thâm của Đại thừa Lăng Già (Arya Sadharma Lankavatara nama Mahayana). Kinh Lăng Già thuộc hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa phát triển, là một trong những bộ kinh chủ yếu của Tông pháp tướng và Thiền tông.

Mạn Đàm Tâm Kinh

Mạn Đàm Tâm Kinh
Thể Loại  : Phim Hoạt Hình Đạo Diễn  : Taiwan Giới Thiệu  :  Mạn Đàm Tâm Kinh, tâm Kinh chỉ có 260 chữ, cô đọng lại những giáo lý tinh túy trong Kinh Đại Bát Nhã, trong đó có đủ tiêu chuẩn Đại thừa và tiểu thừa Phật giáo. Trong số hàng vạn quyển kinh, Tâm Kinh là bộ Kinh chữ ít nhất, nhưng ý nghĩa sâu xa nhất, trong văn tự gọn gàng rõ rệt đó đã nói đến lý bát nhã giai không, phủ định tất phân biệt tâm, đồng thời nói rõ ra tự tánh con người ...  

Pháp Bảo Ðàn Kinh

Pháp Bảo Ðàn Kinh
Pháp Bảo Ðàn Kinh là một quyển Kinh chuyên hoằng Pháp Ðốn Giáo của Thiền Tông, do Lục Tổ Huệ Năng giảng và Ngài Pháp Hải ghi lại, nay đã dịch sang nhiều thứ tiếng và đã phổ biến trên thế giới.
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
1 2 3 4 5 6