Nói đến Giáo hội là nói đến một hệ
thống được xây dựng trên nền tảng kỷ cương. Nói đến kỷ cương là nói đến
vấn đề lớn, cần xem là vấn đề chung, đòi hỏi sự quan tâm đúng mức và
tuân thủ của mọi người như là biện pháp mang lại trang nghiêm cho tự
thân và trang nghiêm Giáo hội. Tất nhiên, kỷ cương không phải tự nhiên
mà có, cũng như hạnh phúc không phải tự nhiên mà có được, nếu chúng ta
chưa thực hiện đúng nội dung và quy trình của nó thì không mang lại hiệu
quả.
Giáo hội muốn phát triển, thì việc xây dựng kỷ cương là trách nhiệm của
mỗi người (tăng thân). Thiếu mất tinh thần trách nhiệm này, đồng nghĩa
với một nếp sống thiếu kỷ cương, chẳng những tự thân mỗi người sẽ thiếu
đi tính mẫu mực trong cuộc sống, mà ngay cả Giáo hội cũng không thể
trang nghiêm, vững mạnh và phát triển.
Chúng ta là những thành viên của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam. Rõ ràng ai cũng biết rằng Giáo hội đang tiến
triển hơn trước và có dấu hiệu tăng tốc. Nếu chúng ta cứ theo chiều
hướng chủ quan mà hành xử theo thiển cận của mình, không đi theo đường
lối của Giáo hội, tự chủ động phát triển theo cái riêng, như thế vô hình
chung đã tạo ra mối nguy hiểm về lâu dài. Cho nên, triển khai phật sự
phải trên nguyên tắc kỷ cương, chấp hành và phục tùng trong hệ thống tổ
chức của Giáo hội các cấp.
Lịch sử đã để lại cho chúng ta những
bài học vô giá về tính kỷ cương và không kỷ cương. Phật giáo phát triển
đạt đến đỉnh cao hay suy thoái về mặt tổ chức, xuất phát từ yếu điểm
này. Có thể nói, sự phát triển của Giáo hội chưa theo kịp mặt bằng chung
của xã hội. Điều này quý vị ít nhiều cảm nhận về nhân cách, tinh thần
và trình độ của mỗi người đang làm Hoằng pháp.
Ngày nay, trình độ học và hiểu về Phật
pháp của phật tử chưa cao nhưng cũng hiểu được cái nào đúng sai. Vì
thế, chúng ta không tự do muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, nếu
như không có sự thống nhất và kỷ cương của Giáo hội, thì một sớm một
chiều, niềm tin nơi giáo hội sẽ bị mai một.
Hiện nay, có một số hàng ngũ trong
Giáo hội, kể ra thì thật hoành tráng, mà thật lực làm việc thì không
hiệu quả là bao, nhưng lại không chịu nhường bước, vì kiêm quá nhiều
việc, chính vì thế mà không có việc nào có được kết quả tốt.
Hôm nay, chúng tôi xin đóng góp một
vài ý kiến, để góp phần xây dựng cho ngôi nhà Đạo pháp được vững mạnh
trong thời đại mới, đó cũng là trách nhiệm của người làm công tác Hoằng Pháp.
Đạo pháp luôn đồng hành cùng dân tộc,
cho nên những khó khăn mà Phật giáo phải “chung sống” trong mọi thời đại
thì không sao tránh khỏi. Tuy nhiên, khó khăn cơ bản của Phật giáo nói
chung và của
Ban Hoằng pháp tỉnh Vĩnh Phúc
nói riêng, trước hết phải nói là yếu tố chủ quan xuất phát từ sự giới
hạn trong công phu tu tập của hàng tứ chúng. Những khó khăn như vậy chỉ
có thể khắc phục bởi ý thức giác ngộ nơi mỗi người và sự nỗ lực hành trì
của bản thân họ.
Người hoằng pháp ngày nay hoan hỷ với
những thành tựu mới, nhưng mấy ai lưu tâm đến những tệ nạn xã hội. Làm
thế nào trước diễn tiến của cuộc sống hiện đại không đi vào bế tắc của
một lối sống ích kỷ theo dục vọng, tự do phóng túng, buông tha theo văn
hóa của các nước mà họ cho là văn minh tiên tiến.
Những cám dỗ ngoài xã hội: Quán bar, vũ trường, những trò chơi internet, games bạo lực, ăn nhậu, bia ôm v.v… xuất hiện ngày càng nhiều...
Luân thường đạo lý bị đảo lộn: Bạo lực gia đình, con cái đánh đập chửi, mắng cha mẹ, cha giết con, vợ hại chồng...
Vấn nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng: Học trò đánh thầy, chia phe phái để ấu đả nhau, nhất là nữ sinh đánh nhau ngày càng gia tăng...
Xã hội càng ngày càng phát triển chính
vì thế con em được đào tạo kỹ lưỡng những kiến thức vào đời khác với
khi xưa. Ví dụ: Bây giờ mỗi người đều được nâng cấp học vị để theo kịp
hiện đại hóa xã hội... ai cũng có bằng cấp…, công nghệ thông tin phát
triển, lên google sẽ tìm thấy ngay các bài giáo lý của nhà Phật, chưa
nói tới việc các băng đĩa giảng pháp được bày bán rất nhiều, thông tin
báo chí truyền thông
ngày càng rộng, chính vì thế nên các vị phật tử bây giờ đã có một kiến
thức nhất định về giáo lý, họ có kiến thức về sư phạm nên khi tham học
giáo lý thì họ nắm bắt rất nhanh và chắc chắn.
Càng học Phật họ càng hiểu và mến đạo Phật, thế nhưng tìm những nơi để được hướng dẫn tu học cụ thể thì đếm trên đầu ngón tay.
Sự lạc hậu của tăng, ni: Thiếu kiến
thức xã hội, thiếu kinh nghiệm sống thực tế, thiếu cách làm việc khoa
học và thiếu tinh thần cầu tiến.
Sự rời rạc của các cấp Giáo hội: Thiếu đoàn kết, hỗ trợ và thống nhất hệ thống giáo dục.
C - Phương hướng hoạt động:
Từ những thực tế cuộc sống, phương hướng hoạt động của Ban Hoằng pháp phải theo kịp sự phát triển của xã hội, nâng cao đời sống tâm linh cho tứ chúng và đáp ứng nhu cầu học đạo để có một cuộc sống hạnh phúc, an lạc cho tứ chúng. Vì vậy:
Tư cách của hoằng pháp viên cần phải có:
• Thứ nhất, phải có đạo hạnh giới đức trang nghiêm.
• Thứ hai, phải có kiến thức sư phạm.
• Thứ ba, phải có kiến thức vững chắc về giáo lý.
• Thứ tư, phải là người mến pháp và trọng pháp.
• Thứ năm, một vị giảng sư là luôn
luôn cập nhật và nâng cấp kiến thức của mình hàng ngày và luôn lắng nghe
những điều mà mọi người đang cần ở Ban Hoằng pháp để chúng ta có thể
làm việc được một cách hiệu quả. Đừng nên áp đặt cách trao, mà không xem
lại họ cần gì?
• Thứ sáu, nếu trong vòng một quý, nửa
năm, hay một năm mà bản thân không tham gia được các cuộc họp, giảng
dạy trong các khóa tu hay không đóng góp gì thì nên ý thức tự mình xin
rút lui khỏi Ban để dành chỗ cho những người khác. Tránh đông người mà
không chạy việc (nhận chức vụ mà không làm).
2. Các hoằng pháp viên cần phải nhận thức về phương hướng:
2.1: Các vấn đề thực tiễn của quý tăng, ni:
- Hiện nay có nhiều tăng, ni đã có
những việc làm, hành động khiến cho tất cả phật tử mất niềm tin, điều
này chúng ta cũng cần phải ý thức ngồi trao đổi lại.
- Vấn đề quan trọng chúng ta xác định
chúng ta đang ở đâu? Phong tục tập quán ở miền Bắc có những điểm gì cần
lưu ý. Và chúng ta nên hoằng pháp thế nào cho có kết quả tốt.
2.2: Các vấn đề liên quan đến phật tử:
- Cái chính phong trào động viên hướng
dẫn thanh niên và phật tử trẻ đến chùa vẫn chưa làm tốt, vẫn cứ điệp
khúc quen thuộc “Trẻ vui nhà, già vui chùa”
- Những vấn đề xảy ra chúng ta cần lưu
ý có rất nhiều phật tử đi chùa rất lâu nghe giảng rất nhiều, nhưng
những vấn đề về oai nghi tế hạnh lại xem thường.
3. Các vấn đề chung cần thống nhất cần hành động:
- Có nên nhất quán cho tất cả phật tử tỉnh nhà có màu áo chung cho đồng nhất không? Có lẽ nào chúng ta lại quên "màu cờ sắc áo"?
- Bầu các tiểu Ban Thông tin Truyền
thông, Ban Kinh tế, Ban Hướng dẫn giáo hạnh cho phật tử trẻ, Ban Hoằng
pháp nên kết nối tình huynh đệ các Ban Hoằng pháp các tỉnh thành để học
hỏi kinh nghiệm hoằng pháp của nhau. Khiến tất cả đều hoạt động đồng bộ,
điều này có khả năng kích thích phát huy tiềm năng của mỗi Ban.
- Khuyến khích động viên tinh thần
đoàn kết của các Ban Hoằng pháp giữa các huyện với nhau, cùng nhau trao
đổi và tu tập. Khiến các ban phải luôn luôn trau dồi và phát huy để
không bị thua kém.
- Liên hệ tất cả các chùa trong địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc cùng kết hợp với Ban Hoằng pháp để giảng dạy cho các
phật tử địa phương đang cần học Phật.
- Đóng góp sách và mở thư viện cho
hàng phật tử có tài liệu tham khảo mà học hỏi. Đừng để những quyển sách
quý ẩn nấp trong vô tri mà phải năng động làm lợi lạc thực tế.
- Đặc biệt Ban Hoằng pháp là phải liên
hệ với các trại giam, các bệnh viện, hội người cao tuổi và khuyết tật
để giảng dạy, giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống và cố gắng sống tốt
đời đẹp đạo. Đây là việc làm hết sức thiết thực và cần thiết.
3.2 Trước mắt cần làm ngay:
- Trong 3 tháng hạ cần nên chức hội thi diễn giảng cho tăng, ni, có thêm tự tin và kỹ năng diễn giảng trước quần chúng.
- Cần nên tổ chức lớp học xướng ngôn
viên, người dẫn chương trình (MC), để cho tăng, ni có thêm kiến thức
thực tế, nhạy bén trước quần chúng mà chủ động trong mọi tình huống chứ
không khô cứng trong các buổi lễ như hiện nay.
- Xác định phương hướng cụ thể của Ban
Hoằng pháp tỉnh Vĩnh Phúc đối với việc tổ chức khóa tu mùa hè, lớp
hướng dẫn thiền, tu Tịnh độ, tu bát quan trai, tổ chức các hoạt động
ngoại khóa như cắm trại, đố vui Phật pháp qua hình thức Game shows, đặc
biệt mở lớp giáo lý để phật tử trẻ tham gia tu tập và học hỏi giáo pháp.
4.1 Trong các buổi Hội thảo hoằng pháp
toàn quốc, một số bài viết về cách thức hoằng pháp trong thời hiện đại
của nhiều thành viên trong Ban Hoằng pháp và nhiều ban khác được tuyển
chọn đọc trước hội chúng, nghe rất hay, rất thực tế, nhưng đã mấy kỳ hội
thảo gần đây, Ban Hoằng pháp các cấp đã khắc phục những gì, phát huy
được những gì, nhất là đã làm được những gì qua mỗi lần hội thảo đó. Rồi
lại hội thảo, nói gì đây... Trong khi nói rất nhiều, rất hay mà không
áp dụng, khác nào ăn bánh vẽ, làm thiên hạ bàn tán.
4.2 Người mang sứ mạng hoằng pháp, có
đạo đức hoằng pháp, có tài năng và tấm lòng tin yêu đạo pháp thiết tha,
sẽ luôn không tự bằng lòng với những bước đi hãy còn vướng vấp vì một
trở ngại nào đó mà buông xuôi làm cho qua chuyện. Điều nầy rất oan uổng.
Rất mong quý vị bình tâm suy xét.
Có gì thiếu xót xin quý vị từ bi hoan hỷ chỉ bảo thêm.
Thích Quảng Tú - Phó ban Hoằng pháp GHPHVN tỉnh Vĩnh Phúc