VAI TRÒ CỦA VỊ TRỤ TRÌ
TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TU HỌC
ĐĐ. Quách Thành Sattha
UV. Hội đồng Trị sự GHPGVN
Phó Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh BR-VT
Trong không khí trang nghiêm thắm tình đạo vị trên tinh thần đoàn kết hòa hợ,. Tôi rất vinh dự được Ban Tổ chức cho phép tôi đại diện Phật giáo Nam tông Khmer thuộc Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát biểu tham luận và đóng góp một số ý kiến trong ngày hội thảo hướng dẫn Phật tử miền Đông và miền Tây Nam bộ. Đây là điều kiện rất tốt để cho Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh thành cùng thảo luận để tìm ra phương pháp tốt nhất nhằm đem ánh sáng Phật pháp đến với mọi người mọi nhà trên các nẻo đường của đất nước nhất là những vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer đúng với phương chăm Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã Hội.
Trong mọi thời đại việc vận dụng giáo lý đạo Phật theo đúng chánh pháp để tinh thần đó lan tỏ
a vào thực tế xã hội luôn là nhu cầu bức thiết nhằm xây dựng một đời sống hướng thượng, thuần thiện, trên đất nước Việt Nam, từ hơn 2000 năm qua, mạch nguồn cứu khổ ban vui của đạo Phật chính là chất liệu yêu thương, vun đắp và gắn kết sự hòa hợp giữa cộng đồng các dân tộc, góp phần hình thành bản sắc và sự cộng tồn qua nhiều thời đại. Hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của Sư Sãi và đồng bào Khmer đã có những thay đổi rất tích cực việc sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được tự do hoạt động theo khuôn khổ pháp luật.
- Bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer.
- Người Khmer ở miền Đông và miền Tây Nam bộ hầu hết theo Phật giáo Nam tông Khmer dù vô chùa tu hay ở trong nhà thì người Khmer đều là con Phật (Phật tử) người Khmer đi tu không phải để trở thành Phật, mà tu để làm người, làm người có nhân cách, có phẩm chất đạo đức tốt theo quan niệm của họ, có thể nói lý tưởng sống truyền thống của người Khmer là Đức Phật. Cho nên trong cuộc sống hàng ngày, dù quí sư ở chùa hay Phật tử tại gia đều phải sống rèn luyện theo giáo lý nhà Phật: là bố thí, trì giới, tham thiền, còn gọi là giới định tuệ.
Mỗi người con trai Khmer khi lớn lên đều có thể đi tu, theo luật Phật thì trên 12 tuổi mới được vào tu nhưng trên thực tế cũng có các Sadi (lục nên) nhỏ tuổi hơn. Tu từ 12 tuổi đến 20 tuổi gọi là để trả ơn mẹ và từ 21 tuổi trở lên thọ giới Tỳ khưu để trả hiếu cho cha nhưng thường thì người con trai Khmer có thể đi tu bất cứ lúc nào tùy phước tùy duyên của mỗi người trong cuộc đời ích ra cũng được tu một lần. Do đó quan hệ giữa nhà chùa và Phum Sróc rất chặt chẽ và gần gũi.
Vị Tỳ khưu phải thọ 227 giới trong khi Sadi người con trai mới về chùa tu thọ 10 giới, còn Dêchi tu nữ đắp bạch y thọ 8 giới còn quí Phật tử thọ tam qui ngũ giới (5 giới). Quí sư trong chùa thường ngày phải tụng 2 thời kinh sáng và chiều còn quí tu nữ Phật tử mỗi tháng phải lên chùa tụng kinh ít nhất 4 thời vào những ngày mùng 8-15-23-30AL. Tất cả các con em người dân tộc Khmer lúc nào cũng lấy việc làm lành, tránh những điều ác làm lẽ sống thường ngày, họ quan niệm bố thí làm phúc cứu giúp đồng loại tức là mình đã làm được việc thiện. Càng làm nhiều việc thiện thì núi phước của họ càng cao thêm mãi.
Trong sách dạy làm người của người Khmer có câu: “Ri e minh bane Buas tukkhnong samy”. (Nghĩa là: làm người mà không được tu, sẽ có tội lỗi trong cuộc sống) chỉ vì một câu nói truyền miệng đã có sức mạnh quan trọng định hướng cho cuộc sống làm người của hết thảy con trai Khmer. Người con trai được coi là có đủ tư cách phẩm chất trong xã hội đều phải trải qua một thời gian tu học ở chùa, dù có địa vị như thế nào mà không qua thời gian tu tập ở chùa, thì cũng bị dân chúng xem thường, đó cũng là lý do giải thích vì sao chùa Khmer đông các vị sư.
Thông thường, mỗi phum sróc của người Khmer đều có chùa ở miền Đông và miền Tây Nam bộ có đến 460 ngôi chùa với trung bình mỗi chùa có từng 20 – 30 vị sư.
"Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông"
Khi quý vị có dịp về các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long điều Quí vị thấy trước tiên là ngôi chùa, bởi chùa được xây dựng trên các gò cao ráo, thoáng mát, khuôn viên rộng rãi, và có rất nhiều cây cổ thụ, như cây Dầu, cây Sao cao vút tạo nên một môi trường tâm linh mát mẻ và thanh tịnh. Chùa còn nổi bật các công trình hoa văn kiến trúc duy nhất xây bằng gạch rất kiêng cố và đồ sộ giữa các mái nhà nghèo lợp tranh vách lá của bà con dân tộc Khmer. Cảnh tượng đó cho phép chúng ta nghỉ rằng người Khmer dù có vất vả đến đâu họ cũng phải xây dựng nơi thờ Phật thật trang nghiêm lộng lẫy, ngôi chùa Khmer không chỉ là nơi tu hành thờ phụng, mà còn là trường dạy tiếng nói chữ viết (ngôn ngữ) dạy giáo lý, dạy nghệ thuật, là trung tâm văn hóa giáo dục của nhân dân trong vùng chùa còn là địa điểm gặp gỡ sinh hoạt vui chơi của quần chúng vào các kỳ lễ hội như các trò chơi dân gian: kéo co, bịt mắt đập nón, nhảy bao... Chùa có cả thư viện thậm chí là cả một bảo tàng viên. Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đậm nét văn hóa phong tục tập quán, lễ nghi truyền thống mang tính kế thừa và mang đặc trưng của dân tộc.
Muốn làm công tác hoằng pháp cũng như hướng dẫn nam nữ Phật tử vùng đồng bào dân tộc Khmer thời hội nhập trước hết phải có con người (nhân sự) mà nhân sự này không ai khác ngoài sư trụ trì vì sư trụ trì đóng vai trò rất quan trọng đối với tín đồ Phật tử trong bổn sóc của mình, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương phải soạn thảo ra một chương trình hành động thật cụ thể, có thể chuyển thành song ngữ Khmer– Việt và có một buổi sinh hoạt với các Ban Hướng dẫn các tỉnh thành để triển khai những phương pháp sinh hoạt tu học và đúc kết thành chương trình hành động cụ thể để đại diện Ban Hướng dẫn các tỉnh thành về sinh hoạt trực tiếp đến các vị trụ trì các chùa và truyền đạt lại các phương pháp tu học của nam nữ Phật tử và cách tổ chức sinh hoạt gia đình Phật tử. Có như vậy mới đem đến một kết quả tốt đẹp của Ban Hướng dẫn Phật tử vùng dân tộc.
Từ xưa đến nay các ngôi chùa Khmer đều duy trì phương pháp tu học, hoằng pháp, hướng dẫn Phật tử, và giáo dục…đều dựa trên phương pháp cổ truyền. Hàng năm cứ vào những dịp lễ hội như: lễ Chol Chnăm Thmây, lễ Đol ta, lễ Kathina (Dâng y), lễ kiết giới Sima… đều có những vị hòa thượng làm công tác hoằng pháp thuyết giảng đủ tất cả các chủ đề như nhân quả, tội và phước, nghiệp và những đề tài xã hội…. thông qua những buổi lễ như thế này, các vị trụ trì trong hoặc ngoài tỉnh tổ chức hướng dẫn nam nữ Phật tử trong đạo tràng (Bổn Sóc) của mình để đi tham dự lễ của ngôi chùa đó. Trước hết tham quan, giao lưu, học hỏi cách tổ chức sau cùng là hùn phước gieo trồng công đức. Kế đến là nghe thuyết pháp giảng đạo trong buổi lễ đó. Đây cũng là một hình thức giao lưu sinh hoạt giữa phum sróc với phum sróc của gia đình Phật tử Khmer cũng như các đạo tràng sinh hoạt của các ngôi chùa Việt Nam. Chỉ khác phương pháp tụ tập mà thôi. Có những ngôi chùa họ duy trì lịch thuyết pháp giảng đạo rất đều đặn trong một tháng 4 ngày ví dụ như chùa Pengsomrath Àntrach – chùa Cham pa Phú Tân, H. Mỹ Tú, Sóc Trăng. Vào các ngày mùng 8, 15, 23, 30, tôi thấy cách sinh hoạt tu học này rất phù hợp đối với chương trình tu học của Ban Hướng dẫn Phật tử đề ra và cũng nên nhân rộng mô hình tốt đó đến các ngôi chùa Nam tông khmer.
Thông qua buổi hội thảo này tôi rất mong Ban Hướng dẫn Phật tử TW cùng các Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh thành có đông đồng bào dân tộc Khmer nên nghiên cứu soạn thảo giáo trình sao cho phù hợp đối với cách hành trì tu học truyền thống của đồng bào dân tộc và kết hợp chặt chẽ với các vị trụ trì của các ngôi chùa; vì các vị trụ trì này sẽ giúp được rất nhiều trong việc hướng dẫn sinh hoạt tu học đến nam nữ Phật tử tại địa phương, đúng với chương trình hành động mà Ban Hướng dẫn Phật tử đã đề ra với vùng đồng bào dân tộc Khmer thời hội nhập./.