Hiếu là một đề tài khá quan trọng trong những thảo luận Phật giáo.
Trong nhiều kinh sách Phật giáo, ta có thể tìm thấy những lời dạy liên
quan đến chủ đề này. Và khi đọc vào những kinh sách đề cập đến hiếu
hạnh, hay về những mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái, từ cả hai nguồn
Nam và Bắc truyền, ta có thể thấy hiếu được trình bày dưới những góc độ
khác nhau.
Từng đóa hoa hồng cài trên ngực áo như nhắc nhỡ chúng
ta phải thương kính hơn, phải hiếu nghĩa hơn với hai đấng sanh thành
dưỡng dục. Từng đóa hoa được truyền tay nhau cúng dường lên chư Tôn đức
Tăng Ni và cài cho tất cả những người đồng tham dự.
Thuở
nhỏ cứ mỗi lần đến rằm tháng bảy, hình ảnh Đại Hiếu Mục Kiền Liên luôn hiện về
trong tôi với đoản văn Bông Hồng Cài Aó của Thầy Nhất Hạnh. Rảo bước lang thang
trên những con đường heo hút,nhiều lá vàng cũng bắt đầu rụng đầy ngỏ, từng chiếc
lá như một âm hưởng triết trời vào mùa thu hiếu hạnh và vầng trăng luôn bừng
sáng khắp mọi nơi có mẹ.
Theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ, báo hiếu
tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Nhiều người đã thể hiện
sự "hiếu thảo" của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ
để đốt "gửi" cho những người đã chết. Có những gia đình đã đầu tư hàng
chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy
vọng "người âm" sẽ được hưởng…
Hàng
hóa phong phú, giá cả ổn định, có nhiều chương trình ăn chay mới lạ -
đó là những nét chính của thị trường mùa Vu Lan năm nay.
Cứ mỗi buổi chiều tàn là có một người đứng ra thay nước cúng, châm dầu
đèn, thay bông. Bông điệp, bông trang là loại hoa nở quanh năm nên lúc
nào trên bàn thờ cũng có bông cúng, ba bốn ngày thay một lần
Hằng năm mỗi độ thu về với những chiếc lá vàng nhẹ rơi, với cơn
gió heo may bồi hồi se lạnh, hay những cơn mưa ngâu ầm thầm chợt đến… báo hiệu
một mùa Vu Lan về, lòng người cũng chợt dạ thoáng buồn khi nghĩ về công ơn sanh
thành dưỡng dục của mẹ, cha. Vu Lan bao giờ cũng mang thông điệp về Rằm tháng Bảy:
“Tháng Bảy ngày Rằm, xá tội vong nhân.”
Theo truyền thống của Đức Phật
và chư Tổ để lại, hằng năm sau ba tháng an cư kiết hạ, chư Tăng, Ni phải
tiến hành buổi lễ Tự Tứ. Ngày thực hiện lễ này được gọi là ngày Phật
hoan hỷ, vì tất cả đệ tử đều đã tu hành tinh tấn, những khuyết phạm đều
được sám trừ, đạo quả có cơ thành tựu. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu ý
nghĩa, giữ gìn và phát huy tinh thần cao đẹp đó.
Trong
quá trình 5 năm cư trú tại Nepal, chúng tôi đã có dịp may để khảo sát
những phong tục cổ truyền của dân chúng địa phương. Một trong những lễ
quan trọng trong năm, cũng có thể nói là quan trọng nhất, của Phật tử ở
đây là Đại lễ Vu lan. Lễ Vu lan của Nepal có gì khác với lễ Vu lan tại
Trung Quốc và Việt Nam? Nó được thực hiện như thế nào? Nguồn gốc của lễ
ấy? Trước tiên chúng ta hãy nhìn lại nguồn gốc của lễ Vu lan ở Trung
Quốc.
Vu Lan là ngày thể hiện tình người thắm thiết trong
cuộc sống nhân sinh, mang tính văn hóa đạo đức tâm linh, văn hóa đạo đức
tình người. Ngày lễ hội này đã ăn sâu trong lòng mỗi người dân Việt,
cũng như sự ảnh hưởng của nó lan tỏa khắp cộng đồng nhân loại, thắm đượm
tinh thần từ bi của Đạo Phật.
Các tin đã đăng: