Con được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ được 8 năm.
Bỗng một sáng ấy, mẹ ra đi mà con nào biết. Con chờ mãi mà chẳng thấy mẹ
về và từ đó, trong con là cả một sự trống vắng, hụt hẫng to lớn.
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là
ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những
lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo
truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm
tháng Bảy âm lịch.
Nếu không có linh hồn, thì địa ngục có hay không? Ngạ Quỷ là ai ? Nhà
họ ở đâu ? Họ sống bằng cách nào ? Lễ Vu Lan có phải cũng là lễ cúng
cô hồn hay không? Ngày đại lễ Vu Lan có phần cúng Mông Sơn Thí Thực,
người hay đi chùa chỉ nghe nói cúng Mông Sơn, mà ít nghe nói cúng thí.
Vậy Mông Sơn Thí Thực, bốn chữ này phải có ý nghĩa gì đặc biệt mà người
ta phải dùng?. Một mâm lễ nhỏ, một nồi cháo trắng gọi là cúng cháo. Tại
sao phải cúng cháo?
Sau ngần ấy tháng ngày quay quần với cuộc sống, với tình yêu
và bè bạn, con đã quên mất đi nhiều thứ lắm Mẹ ạ! Giữa căn phòng trống
vắng đêm nay, con cũng chợt nhận nhiều điều, con thấy trái với suy
nghĩ, dự tính cho những buổi ăn chơi hò hẹn hằng ngày của con trẻ nơi
đất Sài thành này, là những trăn trở, nhọc nhằn mà Cha Mẹ đang ngày đêm
cố giải từ bài toán của cuộc đời anh em chúng con … Con đã hiểu ra
điều gì đó!
Trong
tâm thức mỗi người dân Việt Nam lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ
lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống
các hoạt động văn hóa tâm linh nói chung, văn hoá Phật giáo nói riêng.
Chính vì vậy, trong bài viết này người viết xin được lần lượt đi vào
giải quyết hai vấn đề đó là: Nguồn gốc và ý nghĩa giáo dục của lễ Vu
Lan.
Mỗi năm đến tháng bảy mưa ngâu lất phất,
tiết trời u trầm, cảm như thấy như có chút gì đó buồn thương, bao nhiêu
nhớ thương về những người thân đã khuất, gợi đến cho tất cả mọi người
nổi niềm vương vấn xa xưa, rồi nhớ thương quay về theo cảm niệm tri ân
và báo ân tha thiết, tạo nên không khí của một mùa đại lễ “Báo Hiếu Vu
Lan” đầy triết lý hiếu đạo và tình người. Có câu ca dao mà hầu như đã là
người Việt Nam thì ai cũng phải biết và ý thức được mình nên làm gì, đó
là: “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.
Nếu ở phương Tây có Ngày “Mothers Day” Ngày Của Mẹ tổ chức
vào ngày Chủ Nhật tuần thứ hai trong tháng 5 – hay ngày “Fathers Day”
Ngày Của Cha, ngày Chủ Nhật tuần thứ ba tháng 6 Tây lịch hàng năm, các
ngày này các bậc cha mẹ sẽ nhận quà hay hoa, thiệp chúc mừng của những
người con hoặc các con ở xa về thăm cha mẹ; hay khi tuổi về già ở chung
sinh hoạt với cộng đồng tập thể, dưỡng lão viện, sinh hoạt theo hội
người cao tuổi, v.v… Thì người Phương Đông có ngày Vu Lan.
Công dưỡng dục thâm ân, nghĩa sanh thành của cha mẹ quả thật như núi cao, như mạch nguồn bất tận, ca dao Việt Nam
Căn cứ theo Kinh Huyền Đô Đại Hiến của Đạo Giáo có chép:
“Ngày 15 tháng 7 là tiết Trung Nguyên vậy.... đây là ngày mà Đại Quan
kiểm tra xét hỏi, phân biệt các tội thiện ác dưới địa phủ. Chư Thiên và
Thánh chúng đều ở trong cung, kiểm tra sổ ghi kiếp số của các loài quỷ,
các loài ngạ quỷ đang bị tù ngục đều được thả ra...”.
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm
lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệ và từ bi từ nơi tâm mình và từ
nơi chính cuộc sống hằng ngày của mình, để cúng dường lễ Vu lan, với một
ý nghĩa thiết thực.
Các tin đã đăng: