Nhân
Mùa Báo Hiếu, đọc lại Truyện Kiều để thấy Đạo hiếu là truyền thống của
dân tộc Việt Nam ta. Hình ảnh Thúy Kiều của Nguyễn Du hiện ra, như một
tấm gương về lòng hiếu thảo mà cho đến nay vẫn còn làm xúc động lòng
người.
Trong bài viết ngắn này, chúng tôi xin giới hạn tinh thần đạo
Hiếu của Phật giáo qua kinh Thiện Sanh (hay Giáo Thọ Thi-ca-la-việt,
Singalovada Suttanta) thuộc Trường Bộ Kinh của kinh tạng Pali. Ðây là
một bài kinh được xem là tiêu biểu cho đạo hiếu trong truyền thống Phật
giáo Nam tông.
Ta hiện hữu là hiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữu là hiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta. Nên, ta phải luôn nghĩ đến sự hiện hữu của cha và mẹ. Phải nhìn sâu vào sự sống của ta để luôn nghĩ đến công ơn của cha mẹ. Khi ta nhìn sâu vào để thấy công ơn của cha mẹ thì ta sẽ toát ra được chất liệu hiếu kính.
Chùa Quán Sứ (Hà Nội) chiều 12/8 đông nghẹt, bãi đỗ xe ngoài cổng gần như kín chỗ. Bên trong chùa phật tử ngồi la liệt các cầu thang, lối đi khấn vái, tỏ lòng thành kính đối với cha mẹ, tổ tiên
Sáng 13/8, hơn 500 vị chư tôn giáo phẩm, tăng ni, phật tử đến từ TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương cùng bà con phật tử trong cả nước đã làm lễ báo hiếu tại khu Suối Tiên.
Tại
TP.HCM, bên cạnh các hoạt động văn nghệ chào mừng Vu lan diễn ra từ đầu
tháng 8 đến nay, hôm qua (13-8) tức ngày 14 tháng Bảy âm lịch, rất
nhiều chùa, tự viện đã tổ chức mừng đại lễ Vu lan.
Hãy kết lấy một bó hoa rực rỡ nhất để kính dâng lên mẹ. Mỗi ngày, hãy ngồi xuống trong một khoảng khắc lắng đọng nhất để nhớ đến mẹ. Chẳng có cha mẹ nào sống mãi với con, cho nên, ngày nào còn mẹ cha bên cạnh, chúng ta hãy tự nhủ "Đừng quên bổn phận làm con".
Hiếu
thuận, thờ kính cha mẹ là điều tốt lành, như Đức Phật tán thán, nhưng
phải thờ kính, hiếu thuận, phụng dưỡng cha mẹ với của cải do tự mình làm
ra đúng pháp chứ không phải là phi pháp, phi đạo đức. Sát sinh, lấy của
không cho, nói dối, nói ác, nói chia rẽ, làm các tà hạnh để có nhiều
tiền của đem phụng dưỡng mẹ cha, đó là điều rất không tốt đẹp mà Đức
Phật cũng như các vị đệ tử của Ngài khuyên răn đừng có làm.
Ngày nay, lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăng trong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thực sự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếp sống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trị của lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhân cách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân con người trong cuộc sống vốn biến động không ngừng.
Các tin đã đăng: