Trong tất cả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau là tối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanh trục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất gia hay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát. Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có những ý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến.
Tháng Bảy âm lịch, tháng của nhiều lễ hội thiêng liêng. Đặc biệt là ngày rằm tháng Bảy, ngày mang nhiều yếu tố tâm linh, thắm đượm tình người và tính nhân văn cao cả.Thứ nhất, đó là ngày lễ Vu lan, mùa hiếu hạnh. Lễ này bắt nguồn từ sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ. Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật và là bậc Thần thông đệ nhất.
Làm từ thiện, đi làm thêm mua quà gửi về nhà, nhờ người anh ở nhà tổ chức một chuyến đi chơi cho mẹ… là cách mà những người con xa nhà đang hướng về gia đình trong mùa báo hiếu song thân.
Phật giáo không truyền thông, quảng bá một cách hiệu quả ý
nghĩa ngày Vu Lan đến với toàn thể xã hội như là để khẳng định tính ưu
việt, tính nhập thế của Phật giáo.
Vu lan cũng là ngày mà nhiều người dân Huế đi thăm mộ và thắp hương cho người quá cố, dù không đông bằng ngày Tết cổ truyền. Đây là một nét đẹp truyền thống mà người Huế còn giữ được, nó thật sự cần thiết đối với giới trẻ trong đời sống hiện đại này.
Chữ hiếu có nghĩa là con cái đối với cha mẹ phải tận tâm tận lực cung phụng, hầu hạ, cúng dường. Còn gọi là hiếu thuận, hiếu dưỡng.
Tôi mới đi chùa trong thời gian gần đây. Tôi biết đại khái rằng lễ hội Vu lan-Rằm tháng Bảy là lễ báo hiếu cha mẹ. Tuy nhiên, trong mùa hội, tôi thấy ở chùa thì đa phần là các lễ nghi cúng dường, chẩn tế, cầu nguyện, lễ bái. Còn tại tư gia thì các Phật tử cúng ông bà, tổ tiên và thí thực cô hồn, đốt giấy tiền vàng mã.
Kinh Vu Lan
(Ullambana Sutra), một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa
nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệt là giá trị
giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo. Vì thế, kinh Vu Lan đã chinh phục lòng người, in đậm trong tâm trí, thấm sâu vào máu thịt của tất cả những người con Phật.
Các chùa, ngoài việc chẩn thí, an cư, cần đưa “sự và lý”
song song cho quần chúng nắm vững tinh thần Vu Lan. Thời đại khoa học,
làm sao họ tin hình phạt treo ngược đầu nơi địa ngục nếu họ không hiểu
đó là biểu hiện tâm lý tội phạm mà kẻ phạm tội luôn ám ảnh tâm hồn bị
dằn vật đảo ngược mọi đạo đức xã hội nơi tâm hồn họ.
Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã được dạy dỗ từ tấm bé:
Các tin đã đăng: