Không ai
biết trước được khi nào mình sẽ tới số và cái gì sẽ khiến cho mình phải
vĩnh biệt thế gian mà bước vào một thế giới vô cùng xa lạ nào đó. Tuy
nhiên, một số người có thể thấy được cái chết của bản thân mình đang đến
gần. Trực giác kỳ lạ là cái giúp cho con người có thể giải thích bí ẩn
không thể hiểu thấu này.
Inna
P kể lại: Một mùa hè, vợ chồng chị về quê. Rồi một hôm khi đang đứng
trên ban công ngó ra con sông Volga, anh ấy đột nhiên lên tiếng: "Em có
nghĩ là anh sẽ chết ở đây không?". Dĩ nhiên là người vợ rất sốc trước
câu hỏi ấy, vì chồng chị đang là người đàn ông khoẻ mạnh. Nhưng rồi vài
tuần sau, bất ngờ anh ấy từ giã cõi đời vì cơn đau tim.
Có rất
nhiều ví dụ như vậy. Các bác sĩ người Mỹ, William Green, Stefan
Goldstein và Alex Moss, chuyên nghiên cứu hiện tượng chết, đã tìm hiểu
hàng nghìn câu chuyện ẩn đằng sau các bệnh nhân ra đi "bất đắc kỳ tử".
Các kết quả cho thấy, đa số họ đoán trước được cái chết của mình.
Thật
tình "linh cảm" của họ không xảy đến như là lời nói tiên tri hay sự
chuẩn bị đúng lúc cho việc chôn cất, mà từ một trạng thái tâm lý đặc
biệt và thường nằm trong ước muốn sắp xếp các vấn đề đâu vào đấy. Vấn đề
là thời gian ngắn ngủi trước khi cái chết bước đến, nhiều người thường
trải qua một trạng thái trầm uất có thể kéo dài từ một tuần cho đến nửa
năm. Y học cho rằng, sự sầu muộn lạ lùng này xảy đến do những thay đổi
hoóc môn trong cơ thể gây ra. Đặc điểm tâm lý của hiện tượng mà bề ngoài
như là sự chán nản vô cớ này là sự chuẩn bị của hệ thần kinh trung ương
cho sự rời khỏi cõi đời không tránh khỏi. Nhận định này tương ứng với ý
kiến được nhiều nhà nghiên cứu chia sẻ, đó là cái chết đơn thuần chỉ là
sự "quá độ" của ý thức sang một dạng sống khác, một trình độ năng lượng
của sự tồn tại. Tuy vậy, tại sao cơ thể cần đến "sự chuẩn bị về tâm lý"
này? Chắc chắn không thể để chuẩn bị cho mọi thứ đâu vào đấy.
Khả
năng đoán trước cái chết của con người có thể được giải thích như thế
nào? Cuốn Tử thư Tây Tạng có câu trả lời cho vấn đề này. Theo niềm tin
của người phương Đông, con người là một sinh vật có hai thể mạnh và yếu.
Thể mạnh làm nên thể xác con người. Còn thể yếu cấu thành tinh thần, vô
hình, bao bọc linh hồn. Cái chết chính là sự tách biệt thể yếu khỏi thể
mạnh. Thể yếu có vầng hào quang mà chỉ có những nhà ngoại cảm mới thấy
được. Sự phát xạ từ hào quang này cho phép nhà ngoại cảm chẩn đoán được
tình trạng sức khoẻ của một người, và do đó, cũng có thể nhìn thấy trước
được cái chết.
Nhưng tại sao con người lại phải trải qua thứ
linh tính khủng khiếp đó? Tự nhiên có sự can thiệp nào không? Có một giả
thuyết đáng quan tâm về mặt này. Từ lâu, các nhà khoa học đã biết vấn
đề này trong phòng thí nghiệm: Trước khi chết, các tế bào của cơ thể
đang sống phát ra một loạt mạnh các tia phóng xạ bất ngờ. Nhà vật lý học
người Ba Lan, Janusz Slawinsky cho rằng, luồng sóng khá mạnh này có thể
chứa đựng thông tin về sinh mạng của một cơ thể sắp chết và cũng có thể
bảo lưu các mẩu ý thức và ký ức. Có phải đây là mục đích chính của tín
hiệu cuối cùng do các tế bào sắp chết phát ra?
Tôn giáo thường
nói về sự tiếp tục của cuộc sống sau cái chết. Hào quang sẽ biến mất
trước khi chết, giống như bất kỳ loại vật chất vũ trụ nào cũng để lại
dấu vết trong không gian trước khi bị phân huỷ. Cùng với một phức hệ
năng lượng của người (thể yếu), hào quang sẽ mang sang thế giới khác
toàn bộ thông tin về một người chết, nói khác đi là ý thức. Do đó, chỉ
có thể là thể xác chết, còn ý thức vẫn tiếp tục tồn tại như là một đám
mây năng lượng. Sự phát ra luồng phóng xạ từ các mô sinh vật vào lúc
chết dường như đem lại cho "thể yếu" cái xóc nảy cuối cùng, gửi linh hồn
bất tử của một người vào vũ trụ.
Theo
Khoa học & Đời
sống