26/07/2014 23:54 (GMT+7)
Vì
sao con người ai cũng ở trong
trạng thái mê mờ? Ðó là do họ không hiểu được mình
từ đâu tới, chết đi về đâu. Mỗi ngày bóng dáng bạn
thấy khi tự soi gương nào phải là bạn. Nếu bạn muốn
biết bản lai diện mục (chân tâm) thì phải quay mặt
soi lòng, tìm nơi tự tâm. Người đời thì bị ngũ dục
làm mê mờ, ngày ngày bị tiền tài, sắc đẹp, danh vọng,
ăn uống, ngủ nghỉ kềm tỏa đến ngột ngạt khó thở,
song họ vẫn cứ muốn cam tâm tình nguyện làm nô lệ
cho những thứ ấy. |
06/12/2013 23:19 (GMT+7)
Với phương châm “Mỗi giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại” Mỗi
giọt máu cho đi là một niềm vui nhận lại. Giọt máu mình hòa
vào cơ thể của người khác cũng như là sự cho đi, sự sẻ chia
tấm lòng làm cho tình thương lan tỏa.Ngày 01/12/2013 hội từ thiện Linh Sơn chùa Tảo
Sách phối hợp với bệnh viện Huyết Học và Truyền Máu Trung ương tổ chức chương
trình “Hiến máu nhân đạo” cho các bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn. |
20/11/2013 17:34 (GMT+7)
"Mẹ cha cho con xác thân này rồi một ngày kia vô thường tan hoại. Thầy cho con đôi mắt trí tuệ một khi mở ra đường luân hồi con vĩnh viễn thoát xa. Rồi mai đây trong cuộc đời này khi con lớn khôn đem chánh pháp về cho sanh chúng, ân tình của thầy mãi mãi không quên. Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền" |
24/06/2013 18:10 (GMT+7)
"Kinh Pháp Cú" là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. "Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ."Pháp Cú" là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật Dạy". Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú. |
12/06/2013 23:14 (GMT+7)
Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma, ja. bodai daruma), dịch nghĩa là Đạo Pháp (zh. 道法), ~470-543, là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích-ca Mâu-ni của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Các tên gọi khác là: Bồ-đề-đạt-ma-đa-la (zh. 菩提達磨多羅), Đạt-ma-đa-la (zh. 達磨多羅), Bồ-đề-đa-la (菩提多羅), và tên viết tắt thường gặp trong văn cảnh nhà Thiền là Đạt-ma (zh. 達磨). |
11/06/2013 20:57 (GMT+7)
Thần
chú Vajrasattva phải được đọc ít nhất 21 lần hay 108 lần. Càng nhiều
càng tốt. Pháp tu này nên được thực hành hàng ngày hay làm thời sám hối
mỗi tháng 4 lần. Nếu có thể thì hãy nhập thất tu trì. Tác dụng của thần
chú Kim Cang Tát Đoả giúp cho người trì tụng được trừ đi những tội lỗi
họ đã phạm phải. Nếu mỗi ngày trì tụng 7 lần thần chú này mọi lỗi trong
ngày đó đều được sám hối. Tụng trì nhiều sẽ có công năng hoá giải mọi
sự xui, hạn, nghiệp ác. Thần chú này tịnh hoá, giải trừ nghiệp chướng,
oán gia trái chủ từ nhiều đời, nhiều kiếp. |
29/05/2013 19:47 (GMT+7)
Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật Giáo Nam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn của Nam Tông, được tìm thấy trong Kinh Trường Bộ, [Kinh Ðại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991]. Còn Kinh Ðại Bát Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Tông bao gồm hai bản: (1) Phật Thuyết Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và (2) Ðại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Ðông Tấn (317-420) dịch. Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh Xá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản năm 1990, dầy 1500 trang gồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29. |
|