Nghiệp
(Karma)
Thích Tâm Thiện
A-
Dẫn nhập
Trong
kinh Majjhima Nikàya
(Trung Bộ), Ðức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp,
là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được
sanh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa" (Owners of their
karma are the beings, heirs of their karma. The karma is their
womb f rom which they are
born, their karma is their friend, their refuge - 155). Như thế,
sự hiện hữu
của mỗi con người đồng thời là sự hiện hữu của nghiệp thiện
và bất thiện từ (vô lượng kiếp) quá khứ. Mỗi con người cá
thể là điểm trung tâm của nghiệp; ngoài mỗi cá thể ấy sẽ
không có bất kỳ một cái nghiệp nào được bàn đến.
B-
Nội dung
I-
Ðịnh nghĩa
Nghiệp là gì? Theo từ
nguyên, nghiệp,
tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma, có nghĩa là hành
động có tác ý (volitional action). Nói cách khác, nghiệp luôn luôn
được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt
động
của thân, miệng và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành
động (tạo tác) nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là
nghiệp, mà hành động ấy chỉ được gọi là hành động hay hành động
duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành
động có
tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm.
II-
Nội dung của
nghiệp
Thông thường, nói đến
nghiệp là
nói đến vấn đề thiện, ác trong vòng sinh diệt và tương tục
của đời sống con người. Thông qua việc tạo nghiệp (thiện hay ác)
mà con người tự xây dựng cho mình một định nghiệp - một đời sống
khổ
đau hay hạnh phúc. Nhưng khổ đau hay hạnh phúc là những cảm nhận
của riêng
mỗi con người khác nhau và nó là những pháp sinh diệt, tương tục
trên cơ sở tâm lý khác nhau. Vì thế, sẽ không có một khuôn mẫu ước
lệ nào có thể quy ước một cách đầy đủ về nghiệp. Tuy nhiên,
cơ sở của nghiệp là tâm (ý), do đó, khảo sát về nghiệp chính
là khảo sát về cội nguồn của tâm. Ðức Phật dạy:
"Ý dẫn đầu các
pháp
Ý làm chủ tạo tác
Nếu với ý nhiễm ô (ác)
Nói năng hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như chiếc xe theo chân con vật kéo" -- (Dhp 1)
"Ý dẫn đầu các
pháp
Ý làm chủ tạo tác
Nếu với ý thanh tịnh (thiện)
Nói năng hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng không rời hình" -- (Dhp 2)
Qua bài kinh trên,
chúng ta nhận rõ rằng
chính mối tương quan nhân-quả từ nơi tâm ý của con người đã hình
thành nên cái nghiệp thiện hay ác mà con người phải thọ nhận. Vì
thế, Ðức Phật dạy về nghiệp là nhằm đánh thức con người thức
tỉnh từ nơi tâm ý của chính mình (tự tịnh kỳ ý) để từ đó đi
vào một đời sống an lạc giải thoát. Tất nhiên, cái mà gọi là
nghiệp
ở đây là những gì thuộc pháp hữu lậu (nghiệp hữu lậu), tức là
những
gì thuộc thiện-ác, khổ đau-hạnh phúc v.v..., nó gắn liền với đời
sống đạo đức, luân lý của con người, với những cảm thọ vui buồn -
khổ lạc, mà không phải là những gì thuộc vô lậu - giải thoát. Do
đó, trong
một số trường hợp, khi các kinh văn đề cập đến nghiệp và lậu,
chúng ta cần hiểu rằng đó là một lối diễn đạt nhằm phân biệt giữa
cái thiện, ác và cái đã thoát ly mọi ý niệm về thiện,
ác. Chẳng hạn tham-sân-si là nghiệp bất thiện, nghiệp ác; nhưng tự
thân không tham-không sân-không si đã là thanh tịnh giải thoát
rồi. Ở
đây, trên phương diện nào đó, không cần thiết phải gọi không
tham-không sân-không si là cái nghiệp thiện, hay cái nghiệp thanh
tịnh-giải thoát. Bởi lẽ, thanh tịnh-giải thoát tự nó đã thoát ly
mọi
khái niệm thiện-ác, hữu-vô. Do vậy, khi bàn đến nội dung của
nghiệp, ở đây chúng ta chỉ thuần túy nói đến nghiệp thiện và
nghiệp ác, tức là nghiệp hữu lậu mà không nói đến nghiệp vô
lậu. Cố nhiên, định nghĩa "Nghiệp là hành động có tác ý hay
hành động phát sinh từ tâm" chỉ được dùng cho tất cả nghiệp hữu
lậu, tức là mọi vấn đề liên quan đến thiện và ác.
III-
Phân loại
nghiệp
Thông thường, nghiệp
được tạo tác
trên cơ sở của thân, khẩu và ý. Tất nhiên, cả ba nghiệp trên
đều xuất phát từ ý hay còn gọi là tâm. Như thế, khi xét
đến nghiệp của một con người là xét đến thân nghiệp, khẩu
nghiệp và ý nghiệp. Ngoài ba nghiệp này, không còn một cái
nghiệp nào khác. Tuy nhiên, nghiệp có những tính chất và chức năng
khác nhau nên chúng được phân làm nhiều loại và có nhiều tên
gọi khác nhau.
1)- Phân
loại 1 (theo tên
gọi): Theo trình tự, trước hết, giáo lý về nghiệp
được chia thành hai loại:
a- Nghiệp thiện: Tư
duy và hành động
về các điều lành như thực hành Ngũ giới và Thập thiện giới.
b- Nghiệp ác: Tư
duy hành động về
các điều ác như thực hành những điều trái ngược với Ngũ giới và
Thập thiện giới.
Từ hai loại nghiệp
trên, chúng ta phải
xét đến quá trình tạo tác, tư duy và hành động để hình thành nên
nghiệp (thiện hay ác). Do đó, nếu xét về tiến trình của
nghiệp (process of karma) thì nghiệp lại được chia thành hai loại
nữa:
a- Nghiệp nhân:
Những tư duy, hành động
tạo nghiệp chưa đưa đến một kết quả.
b- Nghiệp quả:
Những tư duy, hành động
tạo tác sau một tiến trình đã tạo thành nghiệp, còn gọi là
nghiệp quả hay nghiệp báo.
Trong thực tế, khi
nói đến
nghiệp, hàng Phật tử thường chú trọng đến nghiệp báo
(nghiệp quả) hơn là nghiệp nhân. Và đây là chỗ thiếu sót của
chúng sanh khi đối diện với nghiệp. Và cũng chính điều này
khiến cho chúng sanh quan tâm đến quả báo hơn là gieo nhân. Nghiệp
quả hay nghiệp báo còn được gọi là quả dị thục (nghiệp đã chín
muồi).
2)- Phân loại 2
(theo tiến trình): Xét
theo tiến trình (từ nhân đến quả) của nghiệp thì có hai loại
nghiệp cơ bản:
a- Ðịnh nghiệp: Là
nghiệp được lưu
chuyển trong thời gian ổn định và từ nhân đến quả thống nhất với
nhau. Ví dụ, trứng gà sau khi được ấp trong một thời gian sẽ nở
ra con gà.
Nói chung, các nghiệp nhất định sẽ đưa đến kết quả (như ăn thì
sẽ no) thì được gọi là định nghiệp.
b- Bất định nghiệp:
Là nghiệp không
dẫn đến kết quả, hoặc kết quả sẽ thành tựu trong thời gian bất
định, hoặc có thể giữa kết quả và nguyên nhân không hoàn toàn
thống
nhất với nhau, thì được gọi là bất định nghiệp.
3)- Phân loại 3
(theo thời gian): Nếu
căn cứ theo thời gian, chúng ta nhận ra hai loại nghiệp, một đã
chín muồi
và một đang và sẽ diễn tiến trong dòng nghiệp tạo tác:
a- Nghiệp cũ: Là
nghiệp đã được
tích lũy từ nhiều đời sống quá khứ, và hiện tại nó đã chín muồi.
Chẳng hạn thân thể của ta (cao, thấp, mập, ốm, thông minh, ngu
đần, hạnh
phúc hay bất hạnh v.v...) ngày nay là do cái nghiệp đã gieo từ
trong vô
thủy. Các nghiệp quả (y báo và chánh báo) của thân này là quả dị
thục
của các nghiệp nhân từ vô thủy. Ngoài thân này, không hề có một
cái
nghiệp riêng lẻ, cũ xưa nào khác.
b- Nghiệp mới: Nếu
như thân thể
này là nghiệp cũ thì mọi tạo tác đang làm và sẽ làm của chính
thân
thể này là nghiệp mới. Ví dụ, sự thành đạt của ta ngày hôm nay
là
do các tạo tác trước đó. Và sự thành đạt của ngày mai như thế
nào sẽ
tùy thuộc vào tư duy và hành động của ngày hôm nay. Kinh Tương
Ưng IV, Ðức
Phật dạy: "Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là nghiệp cũ. Các
hành động của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý trong hiện tại là
nghiệp mới".
Trong Truyện Kiều,
thi hào
Nguyễn Du đã chỉ rõ cái nghiệp cũ và mới của con người:
"Sư rằng phúc
họa đạo trời
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra
Có trời mà cũng có ta
Tu là cội phúc, tình là dây oan"
Họa và phúc (thiện,
ác) là đạo
trời, nhưng cái đạo trời ấy cội nguồn của nó chính ở tại lòng
người
(tâm, ý) mà sinh ra. Và trời ở đây là nghiệp cũ, còn ta chính là
nghiệp mới.
4)- Phân
loại 4 (theo tính chất): Như
đã trình bày, nghiệp báo là sự chín muồi (quả dị thục) của các
nghiệp thuộc về bất thiện. Do đó, khi nói đến nghiệp báo
(nghiệp quả) là nói đến tiến trình nhân - quả của nghiệp. Theo
giáo lý về nghiệp, một nhân không thể tạo thành một quả, mà
phải có các duyên phụ trợ. Cho nên, nói đủ phải nói là nhân -
duyên - quả.
Duyên là các nhân phụ làm cho nhân chính thành quả; như nước,
phân, đất,
sự cần mẫn chăm bón của con người (là các duyên) làm cho hạt giống
thành
tựu nẩy nở. Vì thế, khi tìm hiểu về quả dị thục (sự chín muồi)
của nghiệp, ta phải tìm hiểu về 3 đặc tính sau:
a- Dị thời nhi
thục: Thời gian chín muồi của
nghiệp quả khác với thời gian tạo nghiệp (nghiệp nhân). Ví dụ
như
trái xoài, thời điểm khi sinh ra cho tới khi nó chín muồi là
khác nhau
(khác thời mà chín).
b- Dị loại nhi
thục: Kết quả bị biến
chất (dị loại) so với thời gian mới tạo nghiệp. Ví dụ, trái xoài
khi nhỏ
thì chua, nhưng khi chín thì ngọt (biến chất rồi mới chín).
c- Biến dị nhi
thục: Kết quả bị
biến thái và biến tướng (biến dị) so với thời gian mới tạo
nghiệp. Ví dụ trái xoài non thì màu xanh, đến khi chín thì màu
vàng.
5)- Phân
loại 5 (theo năng lực): Năng
lực của nghiệp được hình thành theo từng loại nghiệp khác nhau
trong
một tiến trình tâm lý rồi đưa đến sự hình thành các đặc tính
của nghiệp.
a- Tập quán nghiệp:
Là nghiệp được
huân tập bởi một thói quen trong đời sống hàng ngày. Có thể đó
là thói
quen thuộc tâm lý, hành vi, cách ứng xử v.v... Ví dụ, hút thuốc
lá là
một tập quán nghiệp.
b- Tích lũy nghiệp:
Là các nghiệp
được tích lũy dần như rót nước vào thùng, có thể xem thân của ta
như
là một tích lũy nghiệp từ vô thủy.
c- Cực trọng
nghiệp: Là các
nghiệp gây ấn tượng xấu ác cực mạnh và sâu trong tâm lý của con
người như phạm các tội ngũ nghịch (giết cha, mẹ (giết người)
v.v...).
d- Cận tử nghiệp:
Là nghiệp lúc sắp
chết hay những sức mạnh tâm lý của con người trước lúc tắt thở.
Nghiệp này cực kỳ hệ trọng trong việc hướng dẫn nghiệp
thức đi tái sinh. Những tư tưởng cuối cùng của người sắp chết sẽ
tạo
nên một cận tử nghiệp (thiện hoặc bất thiện). Một người có
thể suốt đời làm ác, nhưng trước lúc tắt thở, nỗ lực sinh khởi
ý thức về thiện pháp, về những điều thiện trong đời,
và nhờ ý lực đó có thể tái sinh vào cõi tốt đẹp (tương tự như
vậy đối với trường hợp ngược lại). Từ đó, qua những kinh nghiệm
cận
tử, chúng ta cần huân tập các thiện nghiệp trong đời sống của
mình
để tạo thành một sức mạnh (ý lực) đoạn trừ các ác nghiệp ngay
trong đời sống hàng ngày và cả đến giờ phút lâm chung.
6)- Một
số danh từ về
nghiệp mà bạn cần biết:
- Bạch nghiệp
(nghiệp trắng): các
nghiệp thiện
- Hắc nghiệp (nghiệp đen): các nghiệp ác
- Phi hắc phi bạch nghiệp: các hành động duy tác (không thiện
không
ác)
- Biệt nghiệp: nghiệp riêng của mỗi người
- Cộng nghiệp: nghiệp chung của tập thể (gia đình)
- Thánh nghiệp: nghiệp đưa đến thánh đạo
- Duy tác nghiệp: nghiệp không có sanh y (không có quả)
- Chướng nghiệp: nghiệp cản trở sự kết thành của quả
- Ðoạn nghiệp: nghiệp tiêu diệt các năng lực sanh nghiệp
IV- Thái độ tâm
lý tiếp thọ nghiệp
Ðây là một vấn đề vô
cùng quan
trọng trong giáo lý nghiệp báo. Vì mỗi người đều có cái
nghiệp riêng do vô minh, ái thủ đã tạo nên, do đó đương nhiên phải
đối diện với quả báo của mình. Sự trốn tránh nghiệp lực là
điều vô ích. Cụ Nguyễn Du, trong Truyện Kiều, đã nói rằng:
"Ðã mang lấy
nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
Vì thế, vấn đề quan
trọng được
đặt ra đối với người đang trên đường tu tập không phải là nghiệp
báo
mà chính là thái độ tâm lý tiếp thọ nghiệp. Kinh Nipata, Ðức
Phật dạy rằng: "Người đã tiêu diệt ảo kiến, phá tan lớp tối
tăm dày đặc trong tâm sẽ không còn thênh thang đi mãi. Ðối với
người ấy,
vấn đề nhân quả (nghiệp báo) không còn nữa".
Ðoạn kinh trên cho ta
thấy rằng tâm lý
của người giải thoát sẽ hóa giải mọi nghiệp lực của chính họ.
Như một nhà sư vô cớ bị tù, ở trong tù mà lòng thì vô cùng bình
an, không
hề dao động; nghĩa là nhà sư ấy không còn bị nghiệp lực chi phối
nữa. Chẳng hạn, cùng một hành động xảy ra đối với hai người, nhưng
thái
độ thọ nhận hành động (nghiệp) ấy của hai người thì hoàn toàn khác
nhau như trường hợp "nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột". Do
đó, đối với nghiệp, thái độ tâm lý của người tiếp thọ thì
quan trọng hơn là chính cái nghiệp ấy. Ngài Huyền Giác, trong Chứng
đạo ca, bảo rằng: "Sát na diệt khước A Tỳ nghiệp", có
nghĩa là khi đã giác ngộ thì mọi nghiệp chướng (nặng như A Tỳ)
trong
tích tắc cũng đều băng tiêu. Vì lý do này, nên trong kinh thường
nói
đến thọ nghiệp (chịu đựng nghiệp) và phi thọ nghiệp
(không bị chi phối bởi nghiệp).
C- Kết luận
Ðức Phật dạy rằng:
"Không ai làm cho ta
nhiễm ô, cũng không ai làm cho ta trong sạch; trong sạch hay ô
nhiễm là tự nơi
ta, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm, chỉ có ta làm cho ta trong sạch"
(Dhp).
Lời dạy trên đã mở ra cho con người một hướng đi rất chủ động
trong
việc tạo nên một đời sống an lạc giải thoát ngay tại cuộc đời
này./.
-oOo-