Ta
lo cho thân đầy đủ để rồi ngày mai nó sẽ mất. Vậy lo cho thân như thế
là mình khôn hay dại? Ấy vậy mà ai cũng lo, lo giữ cái không thể bền bỉ,
lâu dài mà vô tâm, không để ý đến phần chủ động để mặc tình nó ra sao
thì ra. Chúng ta hành động như vậy là sáng suốt hay si mê? Ta nào là lo
nhà cửa, lo cơm ăn áo mặc, lo tiền bạc của cải làm sao cho có thật
nhiều; nhưng khi nhắm mắt ta chỉ mang theo nghiệp tốt hoặc xấu, tất cả
những thứ đó ta đều phải bỏ lại hết, mà nghiệp tốt hay xấu là do tâm tạo
tác mà ra.
Khi
muốn làm gì thì ý phải nghĩ trước rồi thân này mới hành động. Tinh thần
là cái chỉ huy, sắp đặt mọi việc trong cuộc sống nên chúng ta phải làm
sao lo cho nó được thánh thiện, tốt đẹp, cao quý mới phải. Thân này vốn
dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết
định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
Lâu
nay chúng ta cho thân người là thật, tâm suy tư nghĩ tưởng cũng là
thật. Do mê lầm, chấp chặt như vậy nên chúng ta cứ lo tìm cách gom góp
tài sản, của cải cho mình và con cháu mai sau. Đầu tiên ta chấp cảnh,
sau mình chấp thân và tâm là thường, là ngã.
Vì
tình chấp như thế nên Phật dạy thân người do bốn chất đất-nước-gió-lửa
giả hợp mà có, song bốn chất này thường xung khắc nhau; đất ngăn ngại
nước, nước xói mòn đất, nước làm tắt lửa, gió thổi thì đất rung rinh.
Chúng xung khắc mà phải hợp lại nên thường sanh ra những hiện tượng bất
hòa như đau yếu, bệnh hoạn. Khi chúng không dung hợp nhau được nữa thì
tan rã, tứ đại phân ly; nên mới nói “có thân là có khổ”. Ai cũng có thể
biết vậy nhưng làm việc gì cũng lo cho thân, ăn uống bồi bổ cũng vì
thân.
Thân
chúng ta những chất cứng như da, thịt, gân, xương, tóc, răng thuộc về
đất. Những chất lỏng như máu, mủ, mồ hôi, nước mắt thuộc về nước. Những
vật có tính động như hơi thở vô, hơi thở ra thuộc về gió. Nhiệt độ trong
thân như hơi ấm thuộc về lửa.
Khoa
học hiện đại ngày nay phân tích thân người có hằng hà vô số tế bào,
song cũng từ bốn chất đất-nước-gió-lửa hợp thành. Từ lâu chúng ta lầm
tưởng thân này là thật tôi, là của tôi, rồi cứ chấp chặt vào đó. Nếu ai
đụng chạm đến “cái tôi” này thì ta liền phản ứng chống trả lại hoặc tìm
đủ mọi cách để bảo vệ, vun bồi cho nó được đầy đủ, thỏa mãn.
Nhưng
với tuệ giác của Phật thì Ngài thấy rõ thân do đất-nước-gió-lửa hợp lại
mà thành, nếu thiếu một trong bốn chất ấy thì thân này tan rã. Song,
mỗi ngày chúng ta muốn duy trì thân để được tồn tại phải ăn cơm, uống
nước, hít thở không khí. Cứ thế ta vay mượn đất-nước-gió-lửa bên ngoài
để bồi bổ, thay thế cho đất-nước-gió-lửa bên trong. Suốt cả cuộc đời
chúng ta sống bằng sự vay mượn liên tục, khi hết vay mượn thì mạng sống
dừng.
Hơi
thở trả về với gió. Hơi ấm trả về với lửa. Máu, nước miếng, nước mắt
trả về với nước. Da, thịt, gân xương trả về với đất. Tất cả đều rã tan,
trở thành một cái xác thúi chẳng còn gì gọi là thân mạng nữa. Vậy mà ai
cũng cố tâm lo cho chúng mà quên hẳn phần tinh thần.
Thích Đạt ma Phổ Giác