Điều trước nhất xin được phép thưa rằng: Phật giáo được
sáng lập trên căn bản trí tuệ, lấy trí tuệ làm nền tảng để giải thoát con người.
Cũng vì vậy Phật giáo được xem là đáp số thích hợp và gần gũi với khoa học về
những quy luật tự nhiên của cuộc sống. Phật giáo chủ trương công bằng, con người
có quy luật nhân quả (Dhamma niyama) tức là con người là chủ nhân của chính
mình. Phật giáo cũng lại chủ trương xóa bỏ những nỗi lo sợ vu vơ về sự chết thường
ám ảnh con người.
Phật giáo không phải là một tôn giáo (Buddhhism is not a
religion) vì Phật giáo không phải là một tín ngưỡng có hệ thống, lấy đức tin và
tôn sùng lễ bái làm cứu cánh. Hơn nữa, Phật giáo không trung thành với một thần
linh hay đấng siêu nhiên nào? Đối với đa số người phương Tây thường cho rằng Phật
giáo là một tôn giáo vì họ có ý niệm bao hàm sự tôn sùng Thượng Đế hay Chúa là
vị có quyền năng trên hết. Chúa sinh ra con người, và Chúa cũng có quyền định
đoạt số phận con người. Hầu hết các tôn giáo độc thần trên thế giới nầy dạy con
người thờ kính thần linh, cầu xin ân huệ... Trái lại, Phật giáo khuyên con người
tự phát triển khả năng và trí tuệ của chính mình. Không có “ông Thần, ông Thánh
hay Thượng Đế…” nào ban ân huệ cho mình. Van vái hay sùng bái thần linh, thượng
đế để mong cầu cạnh được che chở là điều không tưởng. Phật giáo không tin tưởng
ở một quyền lực cao siêu nào có thể quyết định được vận mệnh của con người.
Phật giáo cũng không phải là một triết lý, vì triết lý
thì có tính chất mơ hồ. Có nhà hoạt động chính trị nổi tiếng từng nói: “Phật
học là mẹ của triết học, nghiên cứu Phật học có thể bổ khuyết cho khoa học”.
Nói cho dễ hiểu, Phật học không những thích hợp với khoa học mà còn bổ sung những
khiếm khuyết của khoa học”. Phật giáo mang tính chất thiết thực gần như khoa học.
Phật giáo là bánh xe, chiếc xe hay cái bè, cái thuyền để chuyển tải con người
thoát khỏi bể khổ luân hồi. Phật giáo và khoa học hỗ tương cho nhau. Vì vậy, Phật
giáo không đòi hỏi nơi người Phật tử có một đức tin mù quáng. Phật giáo khuyến
khích và chủ trương tự do bình đẳng, phù hợp với lý trí và thời đại. Phật
giáo độ sinh chứ không độ tử.
Phật giáo không đòi hỏi lòng tin mù quáng vào những giáo
điều hay tín điều; trái lại, Phật giáo khuyến khích con người chứng nghiệm giáo
lý qua trí tuệ suy xét và qua kinh nghiệm của chính bản thân mình. Nói một cách
khác đó là “chánh kiến” (Sammaditthi). Đức Phật dạy: “Không nên tin những lời đồn
đại”. Vì Phật giáo là một giáo lý thực tiễn, một phương tiện giải thoát mà theo
danh từ Pali gọi là: “Dhamma”:”
Đức Phật còn dạy rằng: việc hoài nghi là quyền của con
người. Người Phật tử không làm nô lệ cho một cá nhân nào hay một quyển sách
nào; không nên nhắm mắt tin càn về những điều mình còn hoài nghi. Phật giáo
không phải là siêu hình. Phât giáo không phải là một chủ nghĩa độc đoán, độc thần
hay hoài nghi. Phật giáo tin rằng con người có kiếp luân hồi.
Phật giáo là một nền giáo dục trí tuệ, nhân bản vô lượng
vô biên, căn cứ vào nguyên lý và hiện tượng của vũ trụ. Nền giáo dục mà đức Phật
dẫn dắt và chỉ dạy cho chúng sinh hài hòa âm dương, sống khiêm tốn và suy nghĩ
linh hoạt. Khuyên con người làm những điều phúc đức, tốt lành trong xã hội và
trong đời sống cá nhân hàng ngày từ những việc nhỏ nhất cho đến việc lớn nhất,
vĩ đại nhất, dựa trên phương diện thời gian, không gian và bao hàm cả quá khứ -
hiện tại- và tương lai. Nền giáo dục đó dạy chúng ta dùng trí tuệ để nhận
xét sự việc làm chuẩn.
Phật
Giáo là nền giáo dục của Phật Ðà, là nền giáo dục chí thiện viên mãn đối
với chúng sanh. Nội dung của nền giáo dục này bao gồm sự kiện và trí tuệ vô tận
vô biên, so với nội dung quá trình Ðại Học hiện đại còn nhiều hơn. Về mặt thời
gian nó nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Về mặt không gian, nó nói đến
cuộc sống trước mắt của chúng ta, suy diễn đến cái thế giới vô tận. Cho nên, nó
là giáo học, là giáo dục chẳng phải là tôn giáo. Nó là nền giáo dục giác ngộ vũ
trụ nhân sinh. Học Phật là sự thụ hưởng tối cao của đời người.
Trong
kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng:
“Chỉ
có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm.
Chỉ có ta làm ta tránh được điều tội lỗi, chì có ta gội rửa cho ta.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.
Không ai có
thể làm cho người khác trở nên trong sạch”.
Đức
Phật đã chỉ cho chúng ta con đường đi tìm sự thực là chân lý xuyên qua tu tập của
người Phật tử chân chính dùng Trí Tuệ - Giới Hạnh - Chế Ngự nhất là phải
dùng tâm trí và cương quyết để thắng dục vọng. Từ vô minh dần dà làm nghiệp lực
hao mòn dẫn đến tham dục.
Muốn
thắng vô minh – dục vọng, chúng ta cần phải luyện tập một cách công phu
và thực hành đúng. Phương pháp đó không ngoài Phật pháp, bằng cách có một tư
duy chân chính theo gương đức Thế Tôn, trải qua chặng đường giác ngộ với tinh
thần tự lực và quyết tâm sống đạo đức, luôn luôn dùng trí tuệ để cân nhắc
và giải quyết mọi sự việc. Ngoài ra, người Phật tử phải có từ tâm (metta)
và bao dung (karuna). Chính từ tâm và lòng bao dung của đạo Phật là nền tảng
của một xã hội tiến bộ, trong đó con người được đối xử bình đẳng với nhau, giải
tỏa được nỗi khổ đau khắc khoải của đời người như những lời dạy của đức Phật
trong “Tam Tạng Kinh” (Tipitaka) gồm cả tri thức, đạo đức và tinh thần. Chúng
ta, những người xuất gia hay tại gia luôn luôn nhớ lời đức Phật dạy là ánh
sáng, là đuốc soi đường để chúng ta hành trì. Có như thế mới là người con Phật
giác ngộ.
Chúng
ta còn có bổn phận làm theo lời đức Phật dạy là luôn làm công viêc bố thí, pháp
thí, vô úy thí. Vì không có công đức nào lớn nhất và cũng không có công đức nào
sánh bằng. Giảng kinh, thuyết pháp, viết bài, viết sách nói về Phật hay in kinh
sách đem phân phát cho mọi người. Bố thí tiền bạc, vật dụng cho những người
nghèo khó, túng quẫn, sa cơ lỡ bước…. là hạnh phúc tuyệt vời của những người
con Phật. Việc làm nầy có giá trị và có lợi ích vô biên không có gì sánh bằng
vì đó là hoài bão và tâm nguyện của Phật tử chúng ta.
Những
lời chỉ dạy của đức Phật tuy không đi sâu vào khoa học, triết học nhưng những
luận lý cao siêu về vũ trụ, xã hội, nhân sinh và con người Ngài đã đi trước
các học giả và các nhà khoa học hiện đại (*).
Tóm lại, có nhiều cách định nghĩa Phật giáo là gì? Nhưng
định nghĩa cách nào chúng ta cũng nên nhớ câu: “Tất cả vì Phật pháp, tất cả vì
chúng sinh!”. Những lời dạy của đức Phật cách đây đã trên 2500 năm nhưng đến
ngày nay - thế kỷ 21 - vẫn còn hiệu lực thiết thực. Và những điều nầy đã được
các nhà hiền triết và các nhà tri thức đều phải công nhận đó là chân lý. Nói một
cách khác Phật giáo là một chân lý trường tồn không có gì có thể đổi thay được.
Thích
Đức Tĩnh
(*)
1- Descarte (1596-1650): Cần phải
quan sát mọi hiện tượng trên nền tảng của sự hoài nghi.
2- Spinoza (1631-1677): Chấp nhận thực thể
trường tồn.Vừa lập luận rằng tất cả những hiình thức tồn tại đều tạm bợ nhất thời.
3- Hume (1711-1776): Phân tích phần tâm
linh của con người và kết luận rằngđó chỉ là những trạng thái luôn luôn biến
chuyển.