Thiền học
Không Sanh, không Diệt, Đừng Sợ Hãi: Thiền Quán Trong Tích Môn
Nguyên tác: No death No Fear của Thích Nhất Hạnh Chân Huyền (Dịch)
20/09/2011 10:20 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tích môn là bình diện tương đối, nơi có đi có tới, có sống có chết. Khi chúng ta bắt đầu tiếp xúc với tích môn, chúng ta thường trở nên sợ sệt. Ta sợ vì ta chưa hiểu rằng sinh tử là chuyện không có thật. Bụt dạy: “Cái gì sinh thì sẽ diệt”. Nếu có sinh thì sẽ có tử. Nếu có bên phải thì cũng có bên trái. Nếu có bắt đầu thì sẽ có chấm dứt. Ðó là cách mọi sự vật hiện bày ra trong tích môn. Các tăng ni và phật tử thời Bụt còn tại thế đã thực tập nhận diện sinh tử như những thực tại.

Ðể đối phó với nỗi sợ hãi trong ta thì thiền quán có thể giúp ta an tâm được một chút. Khởi đầu ta sẽ thực tập dễ hơn nếu được hướng dẫn. Hơi thở là phương tiện đưa ta vào định tâm. Nó hướng ta chú tâm vào đối tượng thiền quán. Ta bắt đầu bằng cách chú tâm vào hơi thở, để sau này khi muốn quán tưởng, ta có thể hướng dẫn được tâm ý mình.

Ta cố gắng hướng tâm vào sự nhận diện thực tại. Ðây là bài kệ các tu viện Phật Giáo tụng hàng ngày: “Thở vào thở ra, tôi có ý thức là bản thân tôi sẽ hoại diệt, tôi sẽ chết. Bản thân tôi sẽ già, và tôi sẽ bệnh. Vì tôi có cái thân, tôi không thể thoát được đau ốm. Tất cả những gì tôi yêu quý và giữ gìn, bám víu hôm nay, tôi sẽ bỏ lại một ngày nào đó. Ðiều duy nhất tôi mang theo được là kết quả của các hành động tôi làm, những lời tôi nói và các ý nghĩ trong tôi”.

Chúng ta cần nhận diện sự thực này và mỉm cười. Ðây là phép thực tập đối diện với cái sợ của chính mình. Nỗi sợ đó luôn luôn hiện diện trong chúng ta: Sợ ốm đau, sợ chết, sợ bị người thương bỏ rơi. Những lo sợ đó rất nhân bản.

Bụt không khuyên chúng ta nên đè nén các lo sợ. Bụt dạy ta nên mời các nỗi lo sợ đó lên tầng trên tâm thức để nhận diện và mỉm cười với chúng. Thời Bụt còn tại thế cũng như ngày nay, các tăng ni thực tập hàng ngày như thế. Mỗi khi cái sợ nổi lên, bạn lại nhận diện và mỉm cười với nó, cái lo sợ sẽ mất đi một phần sức mạnh của nó. Khi nó trở lại tiềm thức ta, nó trở thành một hạt giống nhỏ hơn trước. Vì vậy, ta cần thực tập mỗi ngày, nhất là khi thân tâm bạn còn khỏe mạnh.

Khi bạn thực tập, tâm trí bạn có thể vẫn chạy theo nhiều ý nghĩ. Nhưng hãy trở về với hơi thở vào, ra. Thở vào biết, thở ra biết; không cần phải kéo dài hơi thở thêm. Bạn không cần thay đổi gì cả, cứ để cho hơi thở ra vào tự nhiên, chỉ có ý thức về hơi thở của mình tôi. Thực tập như thế bạn sẽ được an tịnh.

Khi bạn thấy an tịnh đủ rồi, hãy dùng các lời hướng dẫn dưới đây để tập trung. Lần đầu, bạn hãy nghe hay đọc tất cả câu. Khi tiếp tục quán, bạn chỉ cần nhớ vài chữ quan trọng. Bạn không cần phải cố gắng quá. Hãy thư giãn và để cho hơi thở cùng các chữ đó giúp bạn

Bài tập để nhìn sâu và hết sợ

Thở vào tôi có ý thức là tôi đang thở vào

Thở ra, tôi có ý thức là tôi đang thở ra

Thở vào, tôi biết tôi sẽ già

Thở ra tôi biết không thể thoát được tuổi già

Thở vào, tôi biết tôi sẽ bệnh

Thở ra tôi biết không thể thoát được bệnh

Thở vào tôi biết tôi sẽ chết

Thở ra tôi biết không thể thoát chết

Thở vào tôi biết một ngày kia tôi sẽ bỏ lại tất cả những gì tôi trân quý

Thở ra tôi biết không thể giữ được những gì tôi trân quý

Thở vào tôi biết ba nghiệp thân khẩu ý là hành trang duy nhất tôi sẽ mang theo

Thở ra tôi biết không thể thoát được hậu quả của nghiệp đã làm được

Thở vào tôi quyết tâm sẽ sống trong tỉnh thức

Thở ra tôi thấy niềm vui và hữu ích trong lối sống tỉnh thức

Thở vào tôi nguyện mỗi ngày tặng niềm vui cho người thương

Thở ra tôi nguyện mỗi ngày làm vơi bớt nỗi khổ cho người thương.

Chấp nhận, tha thứ và đối diện với cái sợ là những kết quả sâu sắc nhất của việc tiếp xúc với đất ở bình diện tích môn. Dùng hơi thở theo phép đó, bạn có thể chữa lành các vết thương. Và bạn có thể học phép địa xúc thứ hai.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch