Một ngôi chùa Phật giáo Hàn Quốc đang chủ trì một chương trình nghệ thuật đương đại, trong một nỗ lực nhằm đưa ra một góc nhìn mới về tôn giáo và môi trường xung quanh lâu đời này.
Một tác phẩm trại triển lãm
Chùa Haeinsa, một ngôi chùa 1.211 năm tuổi nằm trên một sườn núi cách Seoul 280 km về phía đông nam, là quê hương của bộ mộc bản Tam tạng Triều Tiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Chương trình nghệ thuật năm nay có sự tham gia của 30 nghệ sĩ đến từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Mỹ, Tây Ban Nha và Ý. Hầu hết đều tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mới sau khi trải qua hai hoặc nhiều tuần hơn trong chùa.
Các tác phẩm, được đặt rải rác xung quanh sân chùa đều nói lên tư tưởng Phật giáo. Trong đó có tác phẩm là một lá cờ trắng được đặt trên con đường dẫn đến cổng chùa. Tác phẩm này của nghệ sĩ Ấn Độ Vibha Galhotra, thể hiện cho quốc kỳ của các quốc gia bị tước bỏ hết màu sắc đại diện cho một thế giới không biên giới hoặc sự khác biệt.
Những tác phẩm tại triển lãm
Bên trong sân chùa, một tác phẩm của nghệ sĩ Hàn Quốc bộ đôi Mioon về thiên nhiên và kiến trúc ẩn hiện rải rác trong tiếng vọng của sự viên mãn và sự trống rỗng của tâm.
"Không có gì lạ khi so sánh nghệ thuật hiện đại và Phật giáo với nước và dầu. Chúng không thể kết hợp được với nhau", Hòa thượng Hyungrok, ban tổ chức chương trình và là nhà sư thường trú tại chùa, nói. "Nhưng các nghệ sĩ cũng giống như những người giữ giới. Thiền định của họ cũng dẫn họ đến một loại giác ngộ nào đó".
Văn Công Hưng (Theo The Wall Street Journal)