Ngày Vesak 2015 tại trụ sở Liên Hợp Quốc
"Tôi xin gửi lời chào đặc biệt đến các nạn nhân của trận động đất ở Nepal, đất nước đã tạo tiền đề cho Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tổ chức ngày này. Tôi hy vọng người dân Nepal kỷ niệm ngày lễ này giữa đống đổ nát có thể tìm được sự an ủi từ thông điệp về tình đoàn kết của con người", ông Ban nói.
Đại Hội đồng vào năm 1999, đã công nhận trên bình diện quốc tế Đại lễ Phật đản, đánh dấu sự ra đời, sự giác ngộ và nhập Niết-bàn của Đức Phật, và được tổ chức bởi các Phật tử cũng như không phải Phật tử.
Tinh thần của Phật đản có thể giúp cổ vũ một phản ứng toàn cầu với những thách thức của thời đại chúng ta, Tổng thư ký ghi nhận. "Trong khi Liên Hợp Quốc làm việc vì sự đồng thuận các mục tiêu phát triển bền vững và một thỏa thuận mới có ý nghĩa về biến đổi khí hậu trong năm nay", ông nói thêm, "giáo lý của Đức Phật đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của đoàn kết như một gia đình nhân loại để giải quyết những cuộc đấu tranh chung của chúng ta dựa trên các giá trị phổ biến".
Đó là lý do tại sao lãnh đạo của Tổ chức đã yêu cầu các thành viên và các nhà lãnh đạo của tất cả các cộng đồng đức tin cùng tham gia với Liên Hợp Quốc trong việc ứng phó với sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan bạo lực nguy hiểm và gây bất ổn gần đây.
"Hướng tới mục tiêu đó, chúng tôi gần đây đã đón chào những nhân vật lỗi lạc từ những tôn giáo lớn của thế giới đến một hội nghị 2 ngày tại Liên Hợp Quốc về việc thúc đẩy sự khoan dung và hòa giải", ông nói, khi đề cập đến một cuộc thảo luận chuyên đề của Đại Hội đồng diễn ra vào ngày 21 và 22-4.