Phật giáo quốc tế
Đưa Phật pháp lên truyền hình
16/03/2010 05:28 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

LTS: Giáo lý đạo Phật đã được Đức Thế Tôn dạy cách đây hơn 2.500 năm, nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng ưu  thế cũng như khả năng ứng dụng của Phật pháp vào trong khoa học, trong đời sống x hội. Một trong những ngành khoa học khai thác được nhiều tiềm năng của kho tàng Phật pháp nhất đấy là Tâm lý học, đặc biệt là tâm lý liệu pháp. Ngày nay, có nhiều tâm lý liệu pháp đã tìm thấy rất nhiều liệu pháp để chữa trị các chứng bệnh tâm lý rất hiệu quả từ trong Phật pháp. Sự ra đời của chuyên ngành tâm lý liệu Phật giáo đã thể hiện rất rõ điều này. Để góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng Phật pháp vào trong Tâm lý liệu pháp, chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả loạt bài  về sự vận dụng gio lý đạo Phật để chữa trị các chứng bệnh tâm lý mà con người thường mắc phải trong xã hội hiện tại. Xin mời quý vị đón đọc.

truyenhinh.jpg

“Tôi đã luôn nghĩ rằng, Hoa Kỳ sẽ là nướca khởi đầu cho việc này”, nhà làm phim và nghệ sĩ người Hà Lan, cô Babeth Vanloo nói. Đây có nghĩa là đầu tiên, và chỉ để xác định ngày tháng, kênh truyền hình độc lập ở phương Tây đã phát những chương trình Phật giáo thông qua hệ thống truyền hình công cộng của một quốc gia. Ngày nay, một thập niên sau ngày BOS (Boeddhistische Omroep Stichting = Buddhist Broadcast Foundation - Quỹ chương trình truyền thanh, truyền hình Phật giáo) được thành lập ở Hà Lan, Hoa Kỳ vẫn chưa nắm bắt được ý tưởng này.

Đặt trụ sở tại Hilversum, một thành phố gần Amsterdam, một trung tâm truyền thông của đất nước Hà Lan, BOS chính thức hoạt động vào tháng 1 năm 2001. Chương trình được lên kế hoạch phát sóng một tiếng đồng hồ hàng tuần, gồm những đoạn phim khoảng 30 hay 60 phút. Những đoạn phim này chuyển tải Phật pháp và giới thiệu về chư Phật, các bậc thầy, cũng như điểm giao thoa của Phật giáo trong những nền văn hóa khác nhau. BOS còn được phát trên mạng lưới internet và trên những chương trình truyền thanh và chương trình truyền hình giác ngộ nhắm vào giới trẻ (Youth-centered Bodhi TV). Theo Vanloo, người đồng sáng lập và chủ nhiệm biên soạn chương trình BOS, vai trò quan trọng nhất của kênh truyền hình BOS không phải là trình chiếu những phim về Phật pháp mà là nhắm vào việc chuyển tải tinh thần của đạo Phật bởi những nhà làm phim mà bản thân họ là những hành giả. Cô gọi chương trình ấy là “truyền hình sâu sắc” - những chương trình có tính tư duy, chúng đem thời gian vào sự kiện và cung cấp cho người xem một sự trải nghiệm ngay lập tức và thậm chí là sự chuyển hóa như là một nét mới lạ đối với những chương trình truyền thông giải trí hời hợt và xa rời thực tế đang chiếm ưu thế trên các kênh truyền thông đại chúng ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Vanloo, với đầu tóc hoe đỏ khá ấn tượng và trông có vẻ trẻ hơn nhiều so với tuổi 61 của cô, đã đến văn phòng tạp chí Tricycle vào tháng ba trước trong trang phục váy đen kiểu cách và áo thun cùng áo len dài tay màu đen bạc và đôi ủng cao bồi. Với trang phục này tại buổi hội nghị, dường như đã phản ánh một cách hoàn hảo về tính cách của cô khi cô tâm sự về cuộc đời của mình. Mặc dù bây giờ Phật giáo đã đan kết khăng khít vào chuyên môn cũng như vào tiểu sử cá nhân của cô ấy, Phật giáo đã từng là bộ phim lần đầu tiên thu hút sự chú ý của cô. 

Lớn lên ở Maastricht, một thành phố ở đỉnh đầu phía Nam của nước Hà Lan, giáp những biên giới của nước Đức và nước Bỉ, Vanloo đã rời xa gia đình ở tuổi 17 để học ngành kiến trúc, rồi nghệ thuật ở Đức. Tại khoa nghệ thuật hàn lâm Dusseldorf, cô đã học ‘nghệ thuật điêu khắc xã hội’ với Joseph Beuys, một nghệ sĩ tiên phong có sức ảnh hưởng lớn, người đã xem nghệ thuật như là một phần không thể tách biệt khỏi cuộc sống hàng ngày, và như là một phương tiện để chuyển hóa xã hội. Beuys đã có sự ảnh hưởng lớn đến công việc của Vanloo ngay cả khi cô ấy đã chuyển đến Hoa Kỳ để tiếp tục việc học: Beuys là chủ đề của những bộ phim nổi tiếng đầu tiên của cô sản xuất trong và sau khi cô lấy bằng thạc sĩ về phim và nghệ thuật ở Viện nghệ thuật San Francisco.

San Francisco vào thập niên 1970 là một nơi màu mỡ cho các loại hình nghệ thuật. Vanloo đã làm những bộ phim về nghệ thuật và những đoạn video về những họa sĩ, những nhạc sĩ, và thử nghiệm với những sự lắp đặt màn hình kết hợp với âm nhạc sống động.

Vanloo đã gặp vị thầy trong Phật giáo đầu tiên - Dilgo Khyentse Rinpoche - vào năm 1976 ở New York. Mặc dù cô đã có cảm giác của sự trở về nhà, nhưng sau đó vài năm cô mới bắt đầu thực tập hàng ngày. Ở San Francisco, cô đã tham dự những buổi thuyết giảng của Dudjom Rinpoche. “Vào lúc đó tôi thật sự đắm mình trong đời sống tình dục, thuốc phiện và điệu nhảy rock, cho nên việc tham dự những buổi thuyết giảng ấy như là một thứ cứu lấy cuộc đời của tôi”, cô hồi tưởng. “Tôi đã rất may mắn được nghe những lời dạy về Dzogchen (Đại toàn thiện), vì đấy là con đường của sự giải thoát”, cô nói thêm. “Tôi nghĩ đấy dường như là một điều tương hợp với tâm hồn của một nghệ sĩ khi có hạt giống Drogchen”.  Dilgo Khyentse đã có lần miêu tả sự thực tập Drogchen như là “một sự thừa nhận hoàn toàn vô tư, một sự cởi mở đối với tất cả mọi tình huống mà không hề có giới hạn”.

Khi Vanloo chuyển về lại Hà Lan vào đầu thập niên 1980, cô vẫn tiếp tục thực tập, cô thức dậy từ sáng sớm để tọa thiền trước khi các con của cô thức dậy. Con gái của cô là Isadora, 23 tuổi, và con trai là Kimo, 27 tuổi, “đã được kéo theo để tham dự mỗi khóa tu mà tôi đã tham gia khi chúng còn nhỏ”, cô nói, “nhưng tất nhiên bây giờ chúng không muốn có bất cứ điều gì để làm với đạo Phật”.

truyenhinh-1.jpg

Ngày nay, Vanloo tham dự những khóa tu với thầy Namkhai Norbu tại trung tâm của thầy ở Merigar, nước Ý, và với Dzigar Kongtrul Rinpoche, là thầy của Pema Chodron. Cô đã hoàn thành khóa đào tạo Madhyamaka (Trung quán luận) với Dzigar Kongtrul và Dzongsar Khyentse Rinpoche, vị Lạt ma người Bhutan và còn được biết đến với cái tên Khyentse Norbu, người đã đạo diễn cho những bộ phim The Cup (Cái tách) và Travellers and Magicians (khách du lịch và những nhà ảo thuật). “Tôi thật là diễm phúc khi có được hai vị thầy vĩ đại, Dilgo Khyentse và Dudjom Rinpoche, và cả Namkhai Norbu nữa”, Vanloo nói, “nhưng gặp được những vị thầy trẻ này, những người không sinh ra ở Tây Tạng nhưng lại có được tâm hồn và tấm lòng cao cả như thế quả là ngoài sức tưởng tượng”. Gần đây cô cũng đã theo học với Sư cô Khandro Rinpoche: “Cô ấy là một vị thầy rất giỏi, rất nhạy bén và thật tuyệt vời”.

Vào năm 1989, Vanloo đã thực hiện bộ phim Phật giáo đầu tiên, bộ phim tập trung vào Dilgo Khyentse và những hình thái đầu thai diễn ra sau sự qua đời của Dudjom Rinpoche. Thế rồi từ đó cô đã dựng phim về Đức Đạt lai Lạt ma và một số vị thầy khác trong Phật giáo gồm có Sakya Trizin, Sogyal Rinpoche, Lama Pema Wangyal, S.N.Goenka, và Mathieu Ricard - và đã làm việc như là một biên tập viên hay là một nhà sản xuất ủy nhiệm về những phim khắc họa nhiều hơn nữa, gồm có Sharon Salzberg, HT. Thích Nhất Hạnh, Stephen Batchelor, Jon Kabat-Zinn, Noah Levine, và Sayadaw U Kovida, vị trụ trì một tu viện tại Miến Điện, người đã từ chối những phẩm vật do quân đội tặng. Khoảng 85% chương trình của BOS hoặc là những sản phẩm trong nước, được hỗ trợ ngân quỹ bởi Bộ văn hóa, khoa học và giáo dục Hà Lan, hoặc là những sản phẩm liên doanh quốc tế, phần còn lại là những thứ thu nhận được.

Việc đó đòi hỏi sự cố gắng lớn của cả tập thể, bao gồm cả vụ kiện của Hiệp hội Phật giáo Hà Lan - một liên minh của những nhóm Phật giáo - để mở đường cho BOS. Luật của Hà Lan cho phép các phương tiện truyền thông đại chúng quảng bá tất cả các tôn giáo của các nhóm thiểu số. Tuy nhiên, mặc dù tín đồ Hồi Giáo và tín đồ đạo Do Thái, mỗi đạo đã có một kênh truyền hình riêng của họ, thế nhưng suốt 7 năm qua hồ sơ xin một kênh truyền hình riêng của Hiệp hội Phật giáo đã bị từ chối bởi lý do rằng, Phật giáo chỉ là một tôn giáo của phương Đông. Tại tòa án, Hiệp hội Phật giáo đã biện luận thành công rằng Phật giáo không chỉ là một tôn giáo mà còn là một sự thực tập và nó có thể tạo ra sự ảnh hưởng tích cực cho xã hội phương Tây.

BOS đóng vai trò như là một diễn đàn truyền thông đại chúng của Phât giáo, trong đó Vandoo đảm trách nhiệm vụ rất quan trọng. Giới thiệu về “những vị thầy đáng tin cậy” là rất quan trọng, cô ấy nói, và không phân biệt tông phái hay giáo điều gì cả. Những nguyên tắc định hướng cho kênh truyền hình là những Ba la mật (hay là những sự hoàn hảo, sự cứu cánh) trong Phật giáo - Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ - đã định nghĩa lại cho phù hợp với cuộc sống hiện tại. (Chẳng hạn như Bố thí, trong BOS thuật ngữ này bao gồm cả việc “nói lên tiếng nói của những người bị áp bức và những người đang cần giúp đỡ”).

Vanloo nói: “Thầy của tôi, Beuys, đã từng dạy rằng, nghệ thuật bắt đầu với sự điêu khắc tâm hồn - với ý tưởng”. Việc nắm bắt được cốt tủy của quá trình thưởng thức nghệ thuật trong phim là một thách thức đằng sau công trình gần đây nhất của cô, Meredith Monk - Inner Voice (Meredith Monk - Tiếng nói nội tâm), một bộ phim tài liệu dài 82 phút, đề cập đến một biên đạo múa/người soạn nhạc/diễn viên - và người Phật tử đang tu tập. Vanloo nhấn mạnh: “Công việc của Monk thật sự nói lên rằng, nghệ thuật là cuộc sống, cuộc sống là nghệ thuật - và cũng là sự tu tập - cho nên sự không có những ranh giới giữa chúng đã được phản ánh trong phim. Tôi đã cố gắng thể hiện rõ sự phụ thuộc lẫn nhau trong đời sống của cô ấy”. Phim Inner Voice tiếp cận Monk trong một buổi hòa nhạc và khi cô ấy trình bày bản nhạc mới nhất của cô ta, Những bài ca về sự hướng thượng. Nó là một bộ phim có tính riêng tư, trình chiếu về một nghệ sĩ khi cô tiến hành công việc ở một nơi vắng vẻ, tập duyệt nó với những người đồng diễn của cô, rồi sau đó biểu diễn. Với đường hướng Phật giáo chân thực, những bản nhạc của Monk luôn luôn có tính cảm hóa. “Thậm chí ở trên sàn diễn cô ấy tiếp tục chuyển tải tác phẩm của mình, tìm kiếm sự cân bằng giữa kỷ luật và sự tự do. Đấy là nguyên tắc của Phật giáo về sự thay đổi liên tục”, Vanloo nói.

Trong bộ phim, Monk giải thích rằng cô biểu diễn “trong một tâm trạng khá gần với sự tham thiền..., rất cởi mở và thay đổi theo những gì xảy ra trong giây phút hiện tại”. Thiền sư và nhà thơ Norman Fischer đã gợi ý cho cô về bản nhạc Những bài ca về sự hướng thượng khi Thiền sư nói với cô về các bài ca về những con đường đi lên - 15 bài Thánh ca, mang ý nghĩa khác nhau, được hát bởi các tín đồ Do Thái giáo thời cổ đại khi họ leo núi (hay đi lên những bậc tam cấp của nhà thờ) để dự lễ. Chủ đề của ‘con đường đi lên’ đã tạo cảm hứng để cô biểu diễn tác phẩm của mình bên trong tòa tháp của nghệ sĩ Ann Hamilton - một tòa tháp tám tầng bằng xi măng nhằm phục vụ cho nghệ thuật do nông trại của Steve Oliver bảo trợ tại phía Bắc California. Tòa tháp hình trụ gồm có hai cầu thang quấn lại theo hình xoắn ốc đôi: khán giả đứng dọc theo một cầu thang còn những người biểu diễn thì biểu diễn ở cầu thang kia.

Phim Inner Voice đem đến cho người xem cái nhìn thoáng qua hiếm hoi về sự thực tập giáo lý đạo Phật lúc đang làm việc trong đời sống của một nghệ sĩ. Bài ca Sợ hãi (Scared song) của Monk được nảy sinh từ kinh nghiệm của cô trong khóa đào tạo Tịnh độ cấp II, học về lo sợ và sự không lo sợ. Cái chết của Mieke van Hoek, một cộng sự của Monk trong suốt 22 năm, và tình trạng sức khỏe suy yếu dần của người mẹ 98 tuổi của cô, cùng với những cảm giác về khả năng dễ bị tổn thương sau khi bị ngã xuống từ trên lưng ngựa của cô, tất cả những điều đó đã đem đến cho Monk - và một cách gián tiếp, những người xem phim - những bài học về sự vô thường. Không phải ngẫu nhiên, điều ấy còn là chủ đề của album mới nhất của Monk: Vô thường.

Sự cộng tác của Vanloo với Monk bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 1990, khi họ là những người hàng xóm của nhau tại một khu phố ở New York. Sau khi BOS khởi sự, hai người đã tái lập mối liên hệ với nhau và đã ấp ủ ý tưởng cộng tác trong một bộ phim. Ý định đằng sau phim Inner Voice song hành cùng với ý định của Monk trong công việc của cô - cung cấp “một sự trải nghiệm mới lạ” cho người xem.

Ở phút 80 của bộ phim, Monk nói rằng: “những bản nhạc của cô đã có tính thiêng liêng hơn; bây giờ mục đích của cô là khai mở cho mọi người để giúp họ sử dụng được tất cả những sự hoàn hảo của họ và có được một biên độ cảm xúc khác lạ, để rồi họ có thể nhìn nhận mọi thứ theo một cách khác”.

Giống như những bộ phim khác đã trình chiếu trên BOS, Inner Voice đem lại điều mà Vanloo gọi là “một cách tiếp cận xuyên suốt đối với những khủng hoảng mà chúng ta đang sống trong đó”. Vanloo giải thích: “BOS đang nhìn vào một bức tranh lớn, không phải ở những triệu chứng, mà là thật sự nhìn vào những căn nguyên của mọi vấn đề”. Và cô nói thêm: “Tôi nghĩ điều đó rất giá trị đối với người xem”. Ở Hà Lan, người xem thường tụ họp lại thành những nhóm để cùng xem kênh truyền hình Phật giáo.

Đấy chỉ là một cách diễn đạt khác về chủ đề ‘sự phụ thuộc lẫn nhau’ được chuyển tải xuyên suốt trên BOS, và như Đức Đạt lai Lạt ma thường nói rằng: “Phật giáo không chỉ dành cho những người Phật tử”, Vanloo nhấn mạnh: “Tất cả mọi người đều có thể được lợi lạc từ Phật giáo”.

Joan Duncan Oliver-Minh Nguyên dịch từ  Tạp chí Tricycle, số mùa Thu 2009 (Nguyệt San Giác Ngộ số 167)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch