Facebook tin rằng đã đến lúc nâng cấp công cụ báo cáo và về cơ bản
cố gắng làm
cho trang web của họ trở nên từ bi hơn và an toàn hơn
"Nó chỉ ra
rằng 92% thanh thiếu niên được khảo sát là nhân chứng của sự bắt nạt trên
Facebook", Business Insider nói. Đó là một con số đáng kinh ngạc khiến người
ta phải xem lại thế nào là sự thực của internet. Hàng triệu hàng triệu địa điểm
trực tuyến mà thanh thiếu niên, tất cả mọi người có thể truy cập đến và tất cả những
nơi đó đều có tiềm năng trở thành một khu vực sản sinh ra sự bắt nạt.
Bắt nạt là một chủ
đề lớn tại Mỹ ngày nay do sự xuất hiện ngày càng nhiều các vụ tự tử và cố gắng
tự tử nơi thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Không nghi ngờ gì, một số, nếu
không muốn nói là tất cả chúng ta, đã được biết đến một ai đó đã bị bắt nạt
hoặc nghe nói về một thảm kịch một thiếu niên tự tử vì một điều gì đó mà một
người nào đó đã thực hiện hoặc nói trực tuyến, đặc biệt nếu nơi đó là một trang
web xã hội như Facebook.
“Lòng từ bi làm cho trái tim có những
động thái tốt với nỗi đau của người khác. Nó nghiền nát và phá hủy nỗi đau của
người khác; do đó, nó được gọi là từ bi. Nó được gọi là từ bi vì nó là nơi trú
ẩn và ôm lấy khổ đau”
- Tư tưởng đạo Phật |
Đạo Phật cho rằng
từ bi là một trong những nguyên tắc cốt lõi. Đức Phật nói tất cả chúng ta phải
từ bi nếu muốn có được hòa bình. Các Phật tử thực hành nghệ thuật của lòng từ
bi hàng ngày. Lòng từ bi nằm ở vị trí trung tâm trong giáo lý của Đức Phật.
Facebook tin rằng đã đến lúc nâng cấp công cụ báo cáo và về cơ bản cố gắng làm
cho trang web của họ trở nên từ bi hơn và an toàn hơn.
Theo các nguồn tin
Phật giáo trực tuyến, Đức Dalai Lama đã nói: "Nếu bạn muốn người khác hạnh
phúc, hãy thực hành lòng từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, hãy thực hành lòng
từ bi".
Nhà sư người Mỹ
Bhikkhu Bodhi nói rằng lòng từ bi "bổ sung cho lòng nhân ái: trong khi
lòng nhân ái có tính chất là mong muốn hạnh phúc và lợi ích cho người khác thì lòng
từ bi có đặc tính là mong muốn những người khác thoát khỏi đau khổ, một ước muốn
được mở rộng không giới hạn cho tất cả chúng sinh. Giống như tâm từ, lòng từ bi
phát sinh bằng cách nhập vào chủ quan của người khác, bằng cách chia sẻ nội tâm
của họ một cách sâu sắc và toàn diện. Nó sanh ra bằng cách nhận thức rằng tất
cả chúng sinh, như chính mình, đều muốn thoát khỏi đau khổ, mặc dù những mong
muốn đó vẫn bị quấy nhiễu bởi sự đau đớn, sợ hãi, buồn rầu, và các hình thức
khác của khổ (đau khổ)".
Megan Rose Dickey
của Business Insider trích dẫn:
"Nền tảng của lòng từ bi Phật giáo là việc chúng ta liên kết với nhau, và
như Shactman đã lưu ý, không có nơi nào khác rõ ràng hơn là trên Facebook".
Văn Công Hưng (Theo
examiner.com)