10. Hải Ấn tự (Haeinsa)
Đây là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất của Hàn Quốc, đại diện cho giáo lý của đức Phật. Ngôi chùa được xây dựng lần đầu tiên vào năm 802, và được xây dựng lại vào thế kỷ 19 sau khi bị thiêu rụi sau một trận hỏa hoạn vào năm 1817. Ngôi chùa nổi tiếng với một bản sao đầy đủ các kinh điển Phật giáo ( Tripitaka Koreana) được chạm khắc trên 81.258 tấm gỗ. Vào năm 1995, chùa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ủy ban UNESCO cho rằng đây là một ngôi chùa độc đáo vì chưa có một công trình lịch sử nào được dành riêng cho việc gìn giữ các hiện vật và các kỹ thuật được sử dụng thì đặc biệt khéo léo.
Khu lưu giữ những bản mộc Kinh tại chùa Hải Ấn
9. Chùa Bình Minh ( Wat Arun):
Nằm ở bờ Tây sông Chao Phraya, Wat Arun là một trong những địa danh lâu đời và nổi tiếng nhất Bangkok. Ngôi chùa là một đại diện của lối kiến trúc núi Meru, trung tâm của thế giới trong vũ trụ học Phật giáo. Chùa có các bậc thang bằng đá dẫn tới sân thứ nhất. Ở mỗi góc của ngôi chùa đều xây dựng những ngôi đền nhỏ theo kiến trúc Khmer. Mỗi phía của sân thứ hai là các cổng rất đẹp với những mái hình xoáy và những bức tượng miêu tả bốn sự kiện chính trong cuộc đời đức Phật. Mặc dù tên là Bình Minh, nhưng Wat Arun trở nên lộng lẫy hơn khi mặt trời lặn.
Chùa Bình Minh khi đêm xuống.
8. Chùa vàng Pha That Luang:
Tọa lạc tại thủ đô Viêng Chăn, đây là di tích quốc gia quan trọng nhất của Lào và biểu tượng tiêu biểu của Phật giáo. That Luang được xây dựng năm 1566, theo hình một nậm rượu, trên nền phế tích của một ngôi đền Ấn Độ ở thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng. Ngôi chùa đã từng bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của người Thái vào năm 1828, và được người Pháp khôi phục nguyên trạng vào năm 1931. Ngôi chùa có rất nhiều bậc thang với nhiều mức độ đại diện cho mỗi giai đoạn giác ngộ khác nhau của đức Phật. Mức thấp nhất đại diện cho thế giới vật chất, mức cao nhất đại diện cho thế giới hư vô. Theo truyền thuyết thì tại chùa có lưu giữ xa lợi của đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu.
Chùa vàng tại Lào.
7. Tu viện Jokhang
Nằm ở Lhasa, tu viện Jokhang (nghĩa là “ Nhà của Đức Phật”) là địa điểm thiêng liêng quan trọng nhất trong Phật giáo Tây Tạng, thu hút hàng ngàn khách hành hương mỗi năm. Ngôi chùa được xây dựng dưới thời vua Songtsan Gampo vào thế kỷ thứ 7 cho hai người vợ của mình. Theo truyền thuyết thì hai người vợ của nhà vua là công chúa Văn Thành của nhà Đường, Trung Quốc và công chúa Bhrikuti của Nepal đã bức tượng Phật quan trọng của Trung Quốc và Nepal đến Tây Tạng như là một phần trong của hồi môn của họ. Ngường Mông Cổ đã từng cướp phá Jokhang rất nhiều lần nhưng tòa nhà vẫn còn tồn tại. Ngày nay tu viện có diện tích khoảng 25.000 mét vuông và sở hữu một bộ sưu tập rất quan trọng trong khoảng tám trăm tác phẩm điêu khắc bằng kim loại.
Tu viện Jokhang
6. Đông Đại tự (Todaiji):
Chùa Đông Đại là một quần thể chùa Phật nằm ở phía Đông Nara, là một trong những ngôi chùa có bề dày lịch sử lâu đời và quan trọng nhất của Nhật Bản. Chùa được hoàng đế Shomu xây dựng vào thế kỷ thứ 8, trở thành ngôi chùa trung tâm của Nhật Bản, lộng lẫy và đồ sộ bậc nhất. Ngôi chùa cũng thể hiện rõ tham vọng của hoàng đế lúc bấy giờ là muốn xây dựng một trung tâm Phật giáo phía Đông ngang tầm với Tây Tạng. Chùa nổi tiếng với bức tượng Đại Phật – tượng Phật bằng đồng mạ vàng lớn nhất thế giới và ngôi Đại Phật Điện, tòa nhà bằng gỗ lớn nhất thế giới. Mặc dù hai công trình này đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc độc đáo như nguyên bản.
Tượng Đại Phật, cao 30 mét, tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới.
5. Bảo tháp Boudhanath:
Tọa lạc tại vùng ngoại ô của thủ đô Kathmandu, Boudhanath là một trong những bảo tháp lớn nhất trên thế giới. Đây là trung tâm Phật giáo Tây Tạng ở Nepal và nhiều người tị nạn từ Tây Tạng đã định cư ở đây trong nhiều thập kỷ qua. Ngôi tháp được xây dựng theo lối kiến trúc hình tròn và hình vuông đan xen vào nhau. Mỗi phần của ngôi tháp đều có ý nghĩa nhất định. Nhưng nổi bật nhất có lẽ là hình ảnh đôi mắt của đức Phật được vẽ trên cả bốn mặt của bảo tháp, phía trên còn có hình tượng của con mắt thứ ba, biểu tượng của trí tuệ giác ngộ. Đỉnh tháp với hình dạng kim tự tháp có mười ba bậc biểu trưng cho lộ trình tu tập dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Viền quanh tháp còn có 108 hình tượng hóa thân của Quan Thế Âm Bồ tát. Những luân xa cầu nguyện quanh bảo tháp cũng khắc câu thần chú Om Mani Padme Hum. Bảo tháp hiện nay được cho là xây dựng từ thế kỷ thứ 14, sau khi bị phá hủy bởi những kẻ xâm lược Mughal.
Bảo tháp Boudhanath nổi bật với màu trắng.
4. Đại Giác Ngộ tự ( Mahabodhi):
Chùa Đại Giác Ngộ là một bảo tháp Phật giáo nằm ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ và là nơi linh thiêng nhất của Phật giáo. Nơi đây lưu giữ một cây bồ đề có nguồn gốc từ cây bồ đề linh thiêng – nơi đức Phật đạt được sự giác ngộ. Khoảng 200 năm sau khi đức Phật giác ngộ, hoàng đế A Dục đã cho xây dựng một tu viện và một đền thờ tại đây. Tuy nhiên, cấu trúc hiện tại của ngôi chùa có từ thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6.
Bảo tháp tại chùa Đại giác ngộ.
3. Chùa Shwedagon
Ngôi chùa với niên đại 2.500 tuổi, nằm ở phía Tây của hồ Royal, tại thành phố Yagon, Shwedagon là ngôi chùa linh thiêng nhất của Phật giáo Myanmar. Chùa Shwedagon bao gồm hàng trăm ngôi đền lấp lánh và các bảo tháp nhiều màu sắc, nhưng trung tâm của sự chú ý là bảo tháp cao 99 mét được bao phủ hoàn toàn bằng vàng và đỉnh tháp được nạm 4531 viên kim cương. Chùa nơi lưu trữ các di sản kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật bậc nhất tại Myanmar. Tại đây còn lưu giữ 4 bảo vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp và tám sợi tóc của Phật Thích Ca. Nguồn gốc của chùa Shwedagon hiện nay vẫn còn chưa xác định, nhưng theo các nhà khoa học ước tính thì chùa được xây dựng vào khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10.
Shwedagon lung linh trong ánh đèn.
2. Bagan:
Bagan hay còn gọi Pagan, nằm trên bờ sông Ayerwaddy, là một thành phố cổ trong khu vực Mandalay của Myanmar, là một di tích Phật giáo lớn nhất trên thế giới với nhiều đền, chùa, tháp và các công trình kiến trúc khác. Nó là thủ đô của nhiều vị vua cổ đại Myanmar, những người đã xây dựng khoảng 4.400 ngôi chùa và tu viện trong suốt thời gian đỉnh cao của vương quốc (thế kỷ 11 đến thế kỷ 13). Trong đó có 2200 di tích chùa chiền vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Vào năm 1287, vương quốc bị rơi vào tay người Mông Cổ và Bagan không còn được chọn là một trung tâm chính trị nhưng vẫn tiếp tục phát triển như một minh chứng cho sự trường tồn của Phật giáo. Nhiều người cho rằng Bagan cũng hấp dẫn giống như Angkowat của Campuchia.
Thành phố cổ Bagan
1. Borobudur:
Tọa lạc trên đảo Java của Indonesia, Borobudur (có nghĩa là chùa thờ Phật trên ngọn núi) là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới. Borobudur được xây dựng trong khoảng thời gian 75 năm trong thế kỷ thứ 8 và thứ 9 của vương quốc Sailendra, tiêu tốn hơn 2 triệu khối đá. Cấu trúc gồm 12 nền tầng to nhỏ, vuông tròn xen kẽ, chồng lên nhau. Tất cả các bậc thềm từ tầng 1 đến tầng 9 đều được chạm trổ công phu rất nhiều phù điêu, mô tả cuộc đời của đức Phật Thích Ca, các Bồ-tát, và những vị đã giác ngộ Phật pháp, hoặc mô tả về thiên đàng, về địa ngục… Tầng trên cùng là hình một mái vòm được bao quanh với 72 pho tượng Phật. Vào đầu thế kỷ thứ 11, do tình hình chính trị ở Java, di tích lịch sử này đã hoàn toàn bị lãng quên và hư hại trong lớp tro bụi của núi lửa. Năm 1970, chính phủ Indonesia đã kêu gọi UNESCO giúp đỡ trong việc khôi phục lại thánh tích này. Một bản phục chế Borobudur đã hoàn thành sau 12 năm làm việc của 600 nhà khảo cổ nổi tiếng trên thế giới và chi phí cho dự án này lên đến 50 triệu USD.
Di tích Phật giáo lớn nhất thế giới
72 bức tượng Phật bao quanh tầng trên cùng.