Phật pháp ứng dụng
Dụng Tâm Cúng Dường
13/01/2014 08:52 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

2_(4)


Cùng với sự thịnh hành của đạo Phật, những năm gần đây số người theo Phật giáo ngày một đông hơn, tâm cung kính của tín đồ cũng tăng thêm. Hiện nay khắp nơi trên thế giới, đâu đâu cũng có tín đồ thực hành hạnh nguyện ‘cúng dường’.

Gọi là “cúng dường”, tức không chỉ dùng tài vật để cúng dường, mà hàm nghĩa của nó khá rộng. Ví dụ, đối với Phật bảo thì có ‘thập cúng dường’: Hương (giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương, tri kiến hương), hoa, đèn (đèn điện, đèn dầu, sáp…), nước, quả (trái cây), trà, thực (các món ăn), tiền bạc, châu ngọc, quần áo; đối với Pháp bảo thì có ‘tam cúng dường’: Lễ bái, xưng tán, quán tưởng; đối với Tăng chúng thì có ‘tứ cúng dường’: Y phục, ẩm thực, ngọa cụ (đồ ngủ), thuốc thang.

Ngoài việc cúng dường Tam bảo như trên, Tăng chúng cần mở rộng kết duyên cung cấp cho tất cả tín đồ. Nghĩa là, phải truyền trao cho tín đồ Phật pháp, cho tín đồ sự khích lệ, cho tín đồ niềm tin, cho tín đồ sự quan tâm. Kinh nói: “Cúng của trao pháp, bình đẳng không khác” (財法二施,等無差別/ Tài pháp nhị thí, đẳng vô sai biệt), là ý này vậy.

Việc cúng dường đối với Phật và Pháp, có mức độ giống nhau; còn việc cúng dường đối với Tăng-già (Saṁgha), thì lại có một vài khác biệt. Điều mà đại ý kinh Bốn mươi hai chương nói rằng: Cúng dường năm trăm người bình thường, không bằng cúng dường một người có học vấn; cúng dường năm trăm người có học vấn, không bằng cúng dường một người có tâm từ bi; cúng dường năm trăm người có tâm từ bi, không bằng cúng dường một người thông tình đạt lý (minh lý); cúng dường một người minh lý không bằng cúng dường một người có tâm Bồ-đề (Bodhi). Cho nên, người hiện đại khi cúng dường bố thí, đều sẽ nghĩ đến: Tăng chúng mà ta cúng dường, có tu hành không? Có từ bi không? Có đạo đức không? Miếng ruộng phước mà ta cúng dường, ta gieo trồng ở đấy, trong tương lai có thể gặt hái tốt hay không?

Thực ra, tín đồ không nhất thiết phải suy nghĩ như vậy, như nhà Phật có câu: “Tiền vào Sơn môn, phước về Thí chủ.” (財進山門,福歸施主/ Tài tiến Sơn môn, phước quy Thí chủ); chỉ cần sự phát tâm của bạn thuần chân, chỉ cần sự cúng dường của bạn thanh tịnh, còn phía người nhận như thế nào, bất tất đi so đo, tính toán chi ly.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599-649) từng tâm sự với Huyền Trang đại sư (602-664) rằng: “Ta rất muốn cúng dường Tăng chúng, nhưng nghe nói người xuất gia bây giờ, phần lớn không có tu hành, nên phải làm sao đây?”. Huyền Trang đại sư nói: “Côn Sơn tuy có sản sinh ngọc, song đều có chứa bùn cát; Lệ Thủy dẫu sản sinh vàng, cũng đều có tạp chứa ngói vụn; La-hán làm bằng gỗ đất, cung kính tượng ấy thì có phước báo; kim dung tượng Phật đúc từ đồng sắt, phá hoại tượng đúc ấy thì sẽ chịu sự trừng phạt; rồng được nặn thành từ đất sét tuy không thể phun mưa, nhưng cầu mưa vẫn cần hình tượng được đắp nặn ấy. Tăng chúng không chắc có thể giáng phước cho con người, nhưng tu phước vẫn phải kính lễ Tăng chúng. Điều quan trọng là người cúng dường, có thể từ tượng nặn mà khơi gợi lòng từ thiện tôn quý”. Đường Thái Tông hốt nhiên đại ngộ: “Từ nay về sau bất kể Tăng chúng như thế nào, cần phải dùng thái độ lễ kính chư Phật để kính lễ họ”.

Như thế, sự thể ngộ của Đường Thái Tông, cũng có thể cung cấp một cách nhìn cho các tín chúng ngày nay tham khảo!

Nhã Tịnh

Theo Fodizi.net

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch