Phật pháp ứng dụng
Bổn phận Thầy trò trong đạo Phật!
25/02/2014 14:55 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Những vụ việc như thầy giáo tát học trò thủng màng nhĩ, hay đoạn clip thầy giáo và học trò đánh nhau trên bục giảng dù bên nào có lỗi, gây ra trước cũng không thể chấp nhận được!

Trên các diễn đàn mạng đang có những góc nhìn và các phân tích khác nhau về việc thầy đánh trò và cách cư xử của học trò với thầy giáo nhân vụ việc thầy giáo đánh học sinh ngay trong lớp học. 


Theo chúng tôi đã là người thầy, người học trò thi phải có những bổn phận nhất định, phải có những quy định, những giới hạn về cách cư xử, trách nhiệm đối với nhau trong nhà trường, trong gia đình cũng như trong xã hội.
 Thầy giáo tát học trò tại lớp học (Ảnh Internet)

Trong cuốn Phật học Phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa có giảng giải về những bổn phận của học trò đối với Thầy, Thầy đối với học trò, dù là người xuất gia hay tại gia thì đều có thể áp dụng vào đời sống, nhằm nâng cao giá trị nhân phẩm, đạo đức để làm người tốt ở đời này và đời sau.

Bổn phận học trò đối với thầy, phải đủ 5 điều sau:  

- Phải kính mến thầy như cha mẹ  
- Phải vâng lời thầy dạy bảo.  
- Phải giúp đỡ thầy trong cơn hoạn nạn.  
- Phải siêng năng học tập cho vui lòng thầy.  
- Khi thôi học rồi, cũng phải năng tới lui thăm viếng thầy, để tỏ lòng cảm mến công ơn dạy dỗ và quý trọng tài đức của Thầy..  

Bổn phận thầy đối với trò, cũng phải đủ 5 điều:  

- Phải cần mẫn dạy dỗ học trò.  
- Phải cố gắng làm sao cho học trò mình mau tiến bộ hơn học trò khác, về tài năng cũng như về đức hạnh.  
- Phải để ý đến những điều cấn yếu làm sao cho học trò in sâu mãi vào tâm trí.  
- Phải giảng giải rõ ràng các lý thuyết mắc mỏ và hỏi lại nhiều lần cho học trò không lầm lạc.  
- Phải có lòng rộng rãi, mong muốn làm sao cho học trò mình được trở nên giỏi hơn mình.  

Bổn phận tín đồ đối với Chư tăng và thiện hữu tri thức phải đủ 5 điều:  

- Phải hết lòng thành thật đối với Chư tăng và thiện hữu tri thức.  
- Phải cung kính và vâng lời dạy bảo của quí vị minh sư và các thiện hữu.  
- Phải chăm chỉ nghe lời giảng dạy của các vị tăng già đức độ, thẩm xét cho kỹ lưỡng rồi như pháp mà tu hành. 
- Phải cầu học với Chư tăng và thiện hữu những chỗ bí yếu về đạo lý mà mình chưa hiểu.  
- Phải cầu thỉnh các vị minh sư chỉ dạy cho mình những pháp môn cần yếu, như "tham thiền", "niệm Phật " để ngày đêm chuyên tâm tu trì, không gián đoạn.  

Những điều trên tuy ai cũng biết, xong chưa hẳn ai cũng đã thực hiện được hết những điều trên, quan trọng là phải áp dụng, thức hành vào đời sống hằng ngày.

Phải luôn cố gắng làm cho tròn bổn phận, sự cố gắng sẽ đem lại cho ta phần thưởng hết sức bất ngờ!

An Hoàng

Theo Phatgiao.org

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch