Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự
phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái
của tâm và hạnh phúc. Mặt khác, nhiều người sống trong những xã hội mà
vật chất quá đầy đủ, trong số đó có nhiều người không hạnh phúc. Bên
dưới bề mặt đẹp của sự giàu có là loại rối loạn tinh thần, dẫn đến sự
thất vọng, những cuộc cãi vã không cần thiết, phụ thuộc vào ma túy hay
uống rượu, trường hợp tệ nhất là tự tử.
Giàu có
không bảo đảm đem lại niềm vui hoặc sự đầy đủ mà bạn đi tìm. Khi bạn
đang giận dữ hay hận thù, có bạn thân xuất hiện, bạn cũng coi như sương
mù hay lạnh giá, xa lạ và bực mình.
Tiềm năng của
con người là thông minh. Bên cạnh đó, con người có khả năng nhận định và
trực tiếp chỉ đạo với ý thức mạnh mẽ trong bất kỳ tình huống nào. Vì
vậy, chúng ta nhớ rằng lâu rồi có món quà kỳ diệu này và năng lực để
phát triển nhận định và sử dụng một cách tích cực, ta sẽ bảo vệ sức khỏe
tinh thần tiềm ẩn bên trong.
Chúng ta đang nhận
ra mình có tiềm năng vĩ đại có thể cung cấp sức mạnh cơ bản. Sự thừa
nhận này là động lực cho phép chúng ta đối phó với bất kỳ khó khăn.
Không có vấn đề gì khi chúng ta đang đối mặt với hoàn cảnh mà không mất
hy vọng hoặc rơi vào cảm xúc của lòng tự trọng thấp.
Tôi
viết điều này như người mất tự do lúc 16 tuổi. Tiếp sau đó, tôi đã sống
lưu vong hơn 50 năm trong suốt thời gian những người Tây Tạng đã tự
cống hiến để giữ bản sắc, văn hóa và giá trị của họ. Hầu hết mỗi ngày
tin tức từ Tây Tạng thể hiện sự đau lòng nhưng không phải những thử
thách này đưa đến sự bỏ cuộc. Một trong những cách tiếp cận mà cá nhân
tôi thấy hữu ích là để trau dồi tư tưởng. Nếu tình hình không có vấn đề
như vậy, ít có thể cứu chữa được thì không cần lo lắng về nó. Nói cách
khác, nếu có kết quả hay cách giải đáp cho sự khó khăn thì bạn không cần
lo lắng nữa.
Điều cần thiết là tìm cách tháo gỡ
gút mắc và dùng năng lượng tập trung vào kết quả hơn là lo lắng về vấn
đề. Như một sự lựa chọn, nếu không có giải pháp hay không có sự giải
quyết nào thích hợp thì cũng không có vấn đề để lo lắng về nó vì bạn
cũng không thể làm bất cứ điều gì hơn. Trong trường hợp đó, bạn nên trực
tiếp đối diện với thực tế để chấp nhận sớm cho được thoải mái. Công
thức này dĩ nhiên bao hàm trực tiếp đối diện vấn đề và lấy cái nhìn thực
tế. Ngược lại, bạn sẽ không tìm ra hoặc không có giải pháp cho vấn đề.
Nuôi
dưỡng động lực thích hợp có thể bảo vệ bạn khỏi cảm giác sợ hãi và lo
âu. Nếu bạn phát tâm trong sạch và chân thành và khởi tâm giúp đỡ trên
cơ sở của lòng tốt, từ bi và tôn trọng thì bạn có thể thực hiện bất kỳ
loại công việc nào và làm có hiệu quả hơn với ít sợ hãi hay lo lắng,
không sợ người khác nghĩ gì hoặc cuối cùng bạn sẽ thành công đạt đến mục
tiêu của mình. Thậm chí bạn không đạt được mục tiêu, bạn cũng cảm thấy
tốt vì bạn đã làm hết khả năng của mình. Nhưng với động cơ xấu, mọi
người có thể khen ngợi hoặc bạn có thể đạt được mục tiêu, bạn vẫn không
được hạnh phúc.
Đôi khi chúng ta cảm thấy cuộc
sống không được thỏa mãn vì thời điểm khó khăn chung đang đối đầu với
mọi người. Điều này xảy ra ở những mức độ khác nhau theo thời gian. Khi
điều này xảy ra, chúng ta cố gắng tìm cách để nâng cao tinh thần bằng
cách nhớ lại sự thành đạt của mình. Thí dụ, chúng ta được yêu bởi một
người nào đó, chúng ta có tài, được giáo dục, có thực phẩm để ăn, quần
áo để mặc và nơi ở vì đã làm việc vị tha trong quá khứ. Nếu chúng ta
không tìm thấy được cách nào để nâng cao tinh thần của mình thì rất nguy
hiểm và rơi vào cảm giác bất lực. Điều này có thể dẫn chúng ta tới sự
tuyệt vọng là mình không có năng lực làm điều gì tốt cả. Là tu sĩ Phật
giáo, tôi đã học được sự đau khổ chính trong nội tâm của mình là những
cảm xúc rối loạn.
Tất cả những suy nghĩ, cảm xúc
và sự kiện tinh thần phản ánh trạng thái tiêu cực hoặc không từ bi của
tâm, chắc chắn làm suy yếu kinh nghiệm của sự bình an nội tâm. Đó là sự
hận thù, giận dữ, niềm tự hào, lòng tham, ganh tị, v.v… được coi là
nguồn gốc của khó khăn, đang bị phiền não.
Đồng
thời, nó cũng là những gì cản trở nguyện vọng cơ bản nhất để được hạnh
phúc và tránh đau khổ. Khi chúng ta thực tập nhuần nhuyễn rồi thì trở
nên không biết gì đến sự tác động của mình vào người khác: Họ là nguyên
nhân của hành vi phá hoại những người khác và chúng ta. Vụ giết người,
bê bối,và sự lừa dối tất cả đều có nguồn gốc trong những cảm xúc rối
loạn. Điều này chắc chắn đưa đến câu hỏi này - chúng ta có thể rèn luyện
tâm không? Có nhiều phương pháp, nhưng trong truyền thống Phật giáo, là
hướng dẫn đặc biệt gọi là rèn luyện tâm. Trong đó tập trung vào nuôi
dưỡng sự quan tâm đến người khác và biến nghịch cảnh thành thuận. Đó là
mô hình của tư tưởng, chuyển đổi các vấn đề thành hạnh phúc có hiệu lực
cho người dân Tây Tạng để duy trì phẩm giá và tinh thần của họ khi đối
mặt với những khó khăn lớn. Thật vậy tôi đã tìm thấy lời khuyên này mang
lại lợi ích thiết thực tuyệt vời trong cuộc sống của riêng tôi.
Vị
thầy lớn người Tây Tạng chuyên về đào tạo tâm đã từng nhận xét rằng một
trong những phẩm chất của tâm tuyệt vời nhất là nó có thể được chuyển
đổi. Tôi không có nghi ngờ rằng những người cố gắng để chuyển đổi tâm
của họ, vượt qua những cảm xúc rối loạn đạt được cảm giác bình an bên
trong thì qua khoảng thời gian sẽ nhận thấy sự thay đổi trong thái độ
tinh thần và phản ứng của họ tới mọi người và các sự việc. Tâm của họ sẽ
trở nên nhuần nhuyễn và tích cực hơn. Tôi chắc chắn rằng họ sẽ tìm thấy
cảm giác nhiều hạnh phúc riêng khi họ góp phần vào hạnh phúc lớn hơn
của những người khác. Tôi cầu nguyện mọi người thực hiện mục tiêu của họ
sẽ được gia hộ thành công.
Hải Hạnh dịch