Phật pháp ứng dụng
Bảy bước yêu thương
Đức DALAI LAMA, Biên dịch: Lê Tuyên, Hiệu đính: Lê Gia.
28/06/2013 20:51 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

BƯỚC CƠ BẢN: SUY NGHĨ VỀ BẠN VÀ KẺ THÙ

 

Lúc này đây bạn nhận thấy rằng thật không thể chịu được khi bạn bè của mình đang chịu đau khổ nhưng bạn lại cảm thấy hài lòng khi kẻ thù của mình đang chịu đau khổ và bạn tỏ ra lãnh đạm thờ ơ đối với những đau khổ của những người mà mình không quen biết.

 

TSONGKHAPA,  trích từ cuốn Các giai đoạn phát triển

 Từ nền tảng cơ bản của tâm hồn, bạn cần phải phát triển lòng yêu thương và lòng từ bi mạnh mẽ đến mức mà bạn sẽ không thể chịu đựng được khi biết rằng tất cả mọi người, bạn bè lẫn kẻ thù, đang chịu đau khổ. Vì lòng yêu thương và lòng từ bi phải được cảm nhận đồng đều nơi tất cả mọi sinh linh, sức mạnh của những tình cảm này sẽ phụ thuộc vào mức độ gần gũi và chân thành mà bạn dành cho mọi người. Ví dụ, khi một người bạn thân của bạn bị đau bệnh, trong bạn xuất hiện lòng yêu thương và lòng từ bi dành cho người đó, bạn mong ước sao cho người đó sẽ vượt qua được cơn đau và khỏe mạnh lại như xưa, mong ước trong hoàn cảnh này mạnh mẽ hơn so với mong ước trong cùng một hoàn cảnh mà bạn dành cho một người bạn không quen biết hoặc không thích. Lòng yêu thương và lòng từ bi như thế này được trộn lẫn với mong muốn tìm kiếm ích lợi cho bản thân mình.

 Nếu một người trước đây đã từng thu hút bạn qua vẻ đẹp ngoại hình của người đó, theo thời gian người đó sẽ già đi và xấu đi, theo thời gian người đó sẽ đánh mất những nét hấp dẫn về thể xác của mình thì đồng thời tình cảm của bạn, sự cảm thông của bạn dành cho người đó cũng dần dần biến mất. Nếu bạn có được lòng từ bi dành cho ngay cả với một người xấu xí, bất luận vẻ ngoài của người đó có thay đổi ra sao thì lòng từ bi mà bạn dành cho người đó có thay đổi ra sao thì lòng từ bi mà bạn dành cho người đó không hề suy giảm hoặc biến mất.

 Lòng từ bi đúng nghĩa không hề kèm theo bất kỳ một thiên kiến định kiến nào, không hề thiên vị; lòng từ bi đúng nghĩa luôn hòa quyện với sự công bằng bình đẳng dành cho bạn bè lẫn kẻ thù.

 Khi chúng ta không có được ý thức về sự công bằng bình đẳng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được lòng yêu thương và lòng từ bi không thiên vị. Một khi bạn đã phát huy được thái độ đối xử công bằng đối với tất cả mọi người, khi đó bạn mới có thể có được sự quý mến dành cho cả bạn bè, những người không quen biết và kẻ thù của mình. Việc này không dễ thực hiện chút nào. Chúng ta khó có thể phát triển được một thái độ gần gũi đối với tất cả mọi người. Bài thiền định chiêm nghiệm sau đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

 

SỰ BÌNH ĐẲNG

 

Bạn hãy hình dung trong tâm trí mình ba loại người – bạn bè, những người không quen biết và kẻ thù. Bạn có thể có nhiều thái độ khác nhau dành cho họ, nhưng nhìn chung bạn có ba thái độ tương ứng khác nhau dành cho họ - yêu mến, lãnh đạm thờ ơ và căm thù. Khi một trong ba thái độ này xuất hiện này trong bạn, khi đó bạn không thể nào phát huy được thái độ gần gũi đối với tất cả mọi người. Bạn cần phải trung hòa ba thái độ này – ham muốn, lãnh đạm thờ ơ và căm thù.

 

Thiền định

 

Sau đây là bài thiền định giúp chúng ta có thể trau dồi phát triển được thái độ công bằng dành cho tất cả mọi người.

1.         Bạn hãy đồng thời hình dung hình ảnh của ba loại người – bạn bè, kẻ thù, người không quen biết.

 2.         Bạn hãy khám phá những cảm xúc của mình để xem bạn đang xem người nào gần gũi với mình và người nào xa lạ với mình. Rất tự nhiên, bạn xem bạn bè của mình là người gần gũi hơn hết; đối với kẻ thù, bạn cảm thấy gì dành cho người mà bạn  không quen biết. Bạn hãy khám phá thử xem vì sao thế.

 3.         Bạn hãy suy nghĩ xem có phải bạn cảm thấy gần gũi hơn với bạn bè của mình bởi vì họ đã từng giúp đỡ bạn bè hoặc bạn bè của bạn không.

 4.         Bạn hãy suy nghĩ xem có phải bạn cảm thấy căm ghét kẻ thù của bạn bởi vì họ đã từng gây hại cho bạn hoặc bạn bè của bạn không.

 5.         Bạn hãy suy nghĩ xem có phải bạn cảm thấy lãnh đạm thờ ơ đối với một người bạn không yêu không ghét bởi vì họ chẳng hề giúp đỡ bạn và cũng chẳng hề gây hại cho bạn hoặc bạn bè của bạn không.

 6.         Bạn cần ý thức được rằng, giống như chính bạn, tất cả những người này đều muốn được hạnh phúc, không muốn bị đau khổ và xét về góc độ này thì tất cả bọn họ đều giống nhau.

 7.         Bạn cần duy trì ý thức này mãi cho đến khi nó hòa lẫn hoàn toàn vào tâm hồn bạn.

 

NÂNG CAO

 

Nếu bạn mở rộng lòng mình và chấp nhận khả năng tái sinh liên tục từ kiếp trước cho đến kiếp này và liên tiếp cho đến kiếp sau, bạn có thể phát huy được khả năng đánh giá cao sự bình đẳng bằng cách chiêm nghiệm về những ẩn ý có liên quan đến việc tái sinh. Một sự liên kết về kiếp sống có nghĩa là sự tái sinh của chúng ta diễn ra đến bất tận. Trong suốt các kiếp sống đã qua tất cả mọi người dường như đã từng là nhiều loại người khác nhau (bạn bè, kẻ thù, người xa lạ) đối với người khác. Bạn không thể khẳng định rằng những người hiện nay là bạn bè của bạn trước đây không phải là kẻ thù của bạn, đồng thời bạn cũng không thể khẳng định rằng những ai giờ đây là kẻ thù của bạn, đồng thời bạn cũng không thể khẳng định rằng những ai giờ đây là kẻ thù của bạn trước đây là không phải là những người thân của bạn. Thậm chí ngay cả trong cùng một kiếp sống, có những người trước đây đã từng là kẻ thù của bạn nhưng bây giờ lại trở thành những người bạn của bạn và ngược lại. Khi nhìn về tương lai, chẳng có lý do nào để bạn có thể khẳng định rằng kẻ thù hiện nay của mình sẽ mãi mãi là kẻ thù của mình và những người bạn hiện nay của mình sẽ mãi mãi là những người bạn của mình. Bạn bè, kẻ thù và những người trung lập không yêu không ghét là những người hoàn toàn bình đẳng với nhau, họ có thể thay đổi từ bạn bè thành kẻ thù, hoặc từ kẻ thù thành bạn bè…

 Vì vậy, không có lý do gì để chúng ta có thể kết luận chắc chắn rằng một người nào đó sẽ mãi mãi là kẻ thù của mình và vì thế nên anh ta cần phải bị coi khinh, hoặc rằng một người nào đó sẽ mãi mãi là bạn bè của mình và vì thế anh ta cần phải được nâng niu trân trọng, hoặc rằng một người nào đó sẽ mãi mãi là một người xa lạ và vì thế nên anh ta cần phải được đối xử một cách thờ ơ lãnh đạm. Nói đúng ra, tất cả mọi người đều là kẻ thù, đều là bạn bè, đều là những người xa lạ. Nếu một người nào đó đã gây hại cho bạn vào năm ngoái và năm nay lại giúp đỡ bạn và một người khác đã giúp đỡ bạn vào năm ngoái và năm nay lại gây hại cho bạn, vậy thì họ là những người hoàn toàn giống nhau, không phải vậy sao? Đây là lý do tại sao chúng ta không nên khăng khăng xem một người nào đó là bạn bè và một người khác là kẻ thù hoặc là một người hoàn toàn xa lạ. Cấu trúc đời sống cơ bản của chúng ta hoàn toàn không phải là không có khả năng thay đổi: Có những lúc chúng ta thành công, có những lúc chúng ta thất bại. Mọi việc liên tục thay đổi, thay đổi và thay đổi. Việc chúng ta luôn khăng khăng bám chặt lấy định kiến cho rằng một người nào đó mãi mãi là kẻ thù và một người nào mãi mãi là bạn bè, đó là một quan niệm sai lạc. Chẳng có lý do gì để chúng ta có thể khẳng định sự vững chắc đó; đó là điều xuẩn ngốc. Việc chiêm nghiệm về điều này sẽ dần dần giúp tâm hồn bạn trở nên công bằng hơn.

 

Thiền định

 

1.         Bạn hãy suy nghĩ xem, thậm chí trong suốt kiếp sống này, chẳng có gì để chắc chắn rằng một người nào đó sẽ mãi mãi là bạn bè của mình, kẻ thù của mình, hoặc một người không quen biết. Bạn hãy nghĩ về những ví dụ điển hình trong cuộc sống của chính mình – một người xa lạ trở thành một người bạn; một người xa lạ trở thành một người thù địch; một người bạn trở thành kẻ thù địch; một kẻ thù địch trở thành một người bạn…

 2.         Bạn hãy hình dung một người một người nào đó hiện giờ là một người xa lạ và bạn hãy hình dung rằng cô ấy đã giúp bạn đã gây hại cho bạn trong những kiếp trước.

 3.         Bạn hãy hình dung một người bạn, cô ấy đã giúp đỡ nhiều cho bạn trong kiếp này, đã từng gây hại cho bạn trong những kiếp trước và đã từng có lúc là những người xa lạ đối với bạn trong những kiếp trước.

 4.         Bạn hãy hình dung một người thù địch, cô ấy đã gây hại cho bạn trong kiếp này, đã từng có lúc là những người xa lạ đối với những bạn trong những kiếp trước và cũng đã từng giúp đỡ bạn trong những kiếp trước.

 5.         Bạn cần ý thức rằng, xét ở phạm vi nhiều kiếp sống khác nhau thì bạn bè, kẻ thù, người xa lạ, tất cả bọn họ đều đã từng giúp đỡ bạn và đã từng gây hại cho bạn hoặc cho bạn bè của bạn, thế nên chúng ta không thể kết luận rằng họ là “kẻ thù”, “bạn bè” hoặc “người xa lạ”.

 6.         Bạn cần ý thức rằng, xét ở phạm vi vô tận của sự tái sinh, không ai trong số chúng ta có thể khẳng định một người nào đó đã và đang giúp đỡ hoặc gây hại cho chúng ta trong kiếp này sẽ tiếp tục làm như thế trong những kiếp sau.

 7.         Bạn cần xác định rằng, sẽ là một việc làm sai lạc khi luôn coi khinh người này, trân trọng người kia và lãnh đạm thờ ơ người nọ.

 Việc chiêm nghiệm sâu về những điều này sẽ giúp bạn có được ý thức sâu sắc hơn về thái độ công bằng bình đẳng dành cho bạn bè, kẻ thù và những người xa lạ.

 Dường như bạn thường quan tâm nhiều đến những người khác đang làm đối với bạn trong kiếp sống này hơn so với những kiếp trước, nhưng đó là điều sai lạc. Như chúng ta đã biết, cương vị của một người trong vai trò là một người bạn hoặc một kẻ thù địch sẽ dễ dàng thay đổi ngay trong kiếp này. Việc bạn nhận được sự trợ giúp hoặc bạn bị gây hại bởi một người nào đó chỉ là một trạng thái nhất thời, thế nên thời gian không thể là nền tảng vững chắc cho việc bạn quyết định coi khinh người này và nâng niu người khác.

 

KỸ THUẬT NGẮN GỌN

 

Khi bạn đã cân nhắc kỹ vấn đề này, bạn sẽ dần dần bỏ được định kiến luôn phân biệt người này là bạn bè và người kia là kẻ thù. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng được các bài luyện tập này tại nhà, bạn cần phải chiêm nghiệm về hoàn cảnh sau:

 1.         Bạn hãy mường tượng về hai người.

 2.         Bạn hãy hình dung một trong số họ đang vung nắm đấm về phía bạn.

 3.         Bạn hãy chiêm nghiệm về lý do tại sao bạn lại cảm thấy khó chịu: bạn dường như sắp sửa gặp nguy hiểm do bị anh ta tấn công.

 4.         Bạn hãy hình dung rằng người còn lại đồng thời đang làm một điều gì đó giúp bạn cảm thấy hài lòng -  anh ta cổ vũ bạn, anh ta cổ vũ bạn, anh ta ban tặng cho bạn một món quà, hoặc anh ta đang hôn tay bạn.

 5.         Bạn hãy khám phá xem tại sao bạn lại cảm thấy hài lòng về việc này. Bạn hài lòng trong một hoàn cảnh tức thời và hời hợt như thế.

 6.         Khi hiểu được điều này, bạn sẽ nhận thấy rằng lối phản ứng của bạn dành cho bạn bè và kẻ thù của mình hoàn toàn chẳng hề sâu sắc và chín chắn chút nào.

 

BÀI THIỀN ĐỊNH TỔNG QUÁT

 

Chẳng có gì có thể chắc chắn rằng một người bạn, một người thù địch, hoặc một người xa lạ sẽ luôn luôn hoặc giúp đỡ, hoặc gây hại, hoặc chẳng làm gì đối với bạn. Khi những suy nghĩ và những động cơ tiêu cực chẳng hạn như lòng căm thù hoặc cảm xúc tức giận xuất hiện thì thậm chí một người bạn cũng được xem là một kẻ thù nhưng khi những suy nghĩ tiêu cực dành  cho kẻ thù biến mất thì kẻ thù lập tức trở thành một người bạn. Bạn hãy chiêm ngưỡng về những điều sau:

 1.         Từ góc nhìn của họ, bạn bè, kẻ thù và những người xa lạ, tất cả họ đều muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ.

 2.         Từ góc nhìn của chính bạn, mỗi người trong số họ đã từng là những người bạn của bạn, sẽ tiếp tục là những người bạn của bạn; tương tự như thế đối với kẻ thù và những người xa lạ với bạn.

 3.         Vì thế, dù ở góc nhìn nào thì chúng ta cũng không nên cực đoan xem một người nào đó luôn luôn là kẻ thù, hoặc luôn luôn là bạn bè, hoặc luôn luôn là những người xa lạ. Bạn không nên đánh giá một người nào đó là luôn luôn tốt hoặc luôn luôn xấu hay cả khi hành vi tức thời của người đó là tốt hoặc xấu, là có lợi  hoặc gây hại cho bạn. Chẳng có lý do gì để bạn tỏ ra tôn trọng người này và không tôn trọng người khác. Dù rằng ngay trong tức thời một người nào đó là bạn bè hoặc kẻ thù của bạn – có lợi hoặc có hại cho bạn – thì việc bạn quan sát nhìn nhận mọi người qua lăng kính là “kẻ thù” hoặc “bạn bè” cũng là điều sai lạc.

 Điều quan trọng là bạn cần phải ứng dụng bài thiền định này đối với một người nào đó và đừng lập tức ứng dụng đối với mọi sinh linh bởi vì như thế sẽ khiến bạn cảm thấy mơ hồ và khó tập trung thay đổi thái độ của mình hơn. Qua việc mở rộng lòng mình đối với từng cá nhân, bạn sẽ phát huy được tình cảm này đến với tất cả mọi người, bạn sẽ phát triển được ý thức công bằng bình đẳng đối với toàn bộ sinh linh trên thế gian này.

 Giống như việc chà sạch một bức tường trước khi sơn phết lại nó, việc trau dồi ý thức về sự công bằng bình đẳng giữa tất cả mọi người là yếu tố cần thiết giúp bạn có được nền tảng cơ bản để phát triển lòng yêu thương: ý thức được rằng tất cả mọi sinh linh đều là những người bạn tốt nhất. Giờ đây, việc trau dồi phát triển ý thức công bằng sẽ đóng vai trò là nền tảng cơ bản để phát triển lòng yêu thương.

 

Theo Đạo Phật ngày nay 

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch