Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức
thời, như là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn
toàn bạn và phá hũy sự an lạc có nơi bạn. Khi một tư tưởng ẩn chứa sự
hận thù bên trong, sẽ làm cho bạn có cảm giác căng thẳng và lo lắng gây
nên ăn mất khẩu vị, khó ngủ và còn hơn thế nữa….
Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù
hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như là một niệm sân hận có mặt,
lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc có nơi
bạn. Khi một tư tưởng ẩn chứa sự hận thù bên trong, sẽ làm cho bạn có
cảm giác căng thẳng và lo lắng gây nên ăn mất khẩu vị, khó ngủ và còn
hơn thế nữa….
Nếu như bạn quan sát kỷ tư tưởng sân
hận và đố kỵ đang phát sinh trong bạn như thế nào, bạn sẽ tìm được ra
rằng, nói chung, nó chỉ xuất hiện khi bạn bị tổn thương, hoặc bị đối xử
bất công bởi người nào đó, trái với sự mong đợi của bạn. Nếu khi tâm
sân hận có mặt, quán chiếu kỷ, bạn thấy rằng nó xuất hiện như là một
người bạn để bảo vệ, để đối kháng lại hoặc trả đủa đối với ai gây tác
hại đến bạn. Vì vậy, sự giận dữ hay tâm sân phát sanh như là một lá
chắn bảo vệ bạn. Nhưng thực tế, đó là một ảo ảnh hay là một sự đánh lừa
tâm bạn.
Ngài Chandrakirti, trong “Thể nhập vào
Trung đạo” cho rằng có thể bạn biện minh rằng đó là sự ứng phó với vũ
lực bằng bạo lực, vì sự trả đủa bằng cách nầy để tránh được hoặc giảm
sự tổn thương đến bạn, khi sự kiện xẩy ra. Nhưng đây không phải là
trong trường hợp nầy, vì nếu khi bạn bị gây hại, thì thân đã bị thương
hoặc những diễn biến đã xẩy ra. Ngược lại, trong hiện trạng đó, nếu sự
phản ứng một cách tiêu cực của bạn được thay bằng thái độ khoan dung,
thì chính bạn đã có lợi ích tức thời, mà còn phá hũy được hạt giống bất
hạnh đến từ sự xung động và hành xử thiếu sáng suốt. Theo quan điểm của
đạo Phật, thì hậu quả xấu của những việc trả thù sẽ do chính bạn lãnh
nhận trong đời sống hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, nếu một người
bị đối xử rất bất công và nếu tình trạng nầy bị lãng quên không truy
cứu, có thể sẽ gây hậu quả xấu nghiêm trọng cho tội phạm. Trường hợp
nầy được gọi là phản tác dụng. Nên trong tình huống nầy, bạn cần có
lòng từ đối với người gây tội, cũng như không mang tâm sân hận hoặc thù
ghét, mà cần bình tĩnh, dùng biện khôn ngoan để đối phó. Như vậy, khi
một người mang hạnh Bồ tát, thì nên dấn thân tích cực để chuyển hoá các
sai lầm của kẻ ác. Nếu như bạn đã thọ giới Bồ tát mà không can đảm đối
diện khi tình thế đòi hỏi, bạn đã làm sai lời nguyện của mình.
Ngoài ra, theo như quan điểm trong “Thể
Nhập vào Trung Đạo”, thì không chỉ dòng tư tưởng thù hận dẫn dắt bạn
đến những hình thái bất hạnh trong đời sống tương lai, nhưng trong lúc
mà tâm sân nổi dậy, dù bạn cố gắng kiểm soát thái độ của mình, thì
gương mặt cũng đã biến sắc xấu xí, đó là sự biểu lộ cảm xúc bất an, và
gây ra từ trường thiếu thân thiện. Ai cũng có thể cảm nhận điều nầy khi
đối diện với bạn, và nó cũng như gây dị ứng khó chịu không chỉ cho con
người, mà cả loài thú nuội hoặc con vật khác đều cố gắng tránh xa.
Do đó, khi quan sát dòng tư tưởng hận
thù, đố kỵ phát sinh và tác động như thế nào, bạn khám phá rằng, nó
xuất hiện khi bạn bị gây tổn thương, bị đối xử bất công bởi người khác,
với những điều mà bạn không muốn.
Có một số những hậu quả trước mắt đến
từ lòng hận thù, như làm cho thân tâm bạn bất an, gây các chuyển biến
không tốt. Ngoài ra, khi mà cường độ của sự tức giận và hận thù lên cao
điểm, sẽ gây hại cho phần tốt nhất bộ não của bạn- nơi mà khả năng phán
đoán giữa đúng và sai hay nhận thức được hậu quả ngắn hoặc dài hạn- bị
hoàn toàn không còn tác dụng, hoặc làm làm đúng chức năng nữa. Nó có
thể gây nên những khủng hoảng hoặc các tác hại xấu do không kiềm chế
được.
Khi bạn phán đoán về những tác động
tiêu cực và phá hoại của lòng sân và đố kỵ, bạn nhận thức rằng mình cần
phải có khoảng cách xa với các cảm xúc đang bùng vỡ đó.
Nếu bạn thực sự quan tâm đến những tác
hại của nó, bạn sẽ biết rằng khi nó xẩy ra, bạn khó có thể bảo vệ được
sự giàu sang, dù bạn giàu đến cỡ nào, cũng không tránh khỏi ảnh hưỡng
bởi những cảm xúc trong lúc đó. Ngay cả là người có học thức cũng vậy.
Luật pháp, cũng tương tự, không thể bảo đảm che chở được. Như vũ khí
hạt nhân, dù là có nhiều vấn đề phức tạp như thế nào để kiểm soát trong
hệ thống phòng thủ, thì vẫn không thể bảo vệ được bạn bị tác hại đến.
Yếu tố duy nhất có thể giúp cho bạn thoát khỏi hoặc bảo vệ bạn tránh
được những tác hại tiêu cực của lòng sân và đố kỵ, là phải thực tập
lòng khoan dung và kiên nhẫn".
Hỏi: Niệm sân hận đến từ đâu?
Dalai Lama: "Đó là một câu hỏi mà cần
có nhiều giờ để thảo luận. Theo quan điểm Phật giáo, câu trả lời đơn
giản là nó không có khởi nguồn. Để giải thích thêm, người Phật tử tin
rằng có nhiều mức độ khác nhau của tâm thức. Những tâm thức vi tế nhất
mà chúng ta quán chiếu đến dựa trên căn bản về đời sống quá khứ (tiền
kiếp), hiện tại và đời sống tương lai, là một hiện tượng tâm thức vi tế
tạm thời đến từ kết quả của các nhận duyên và điều kiện. Người Phật tử
kết luận rằng những tâm thức tự nó không được cấu thành bởi sự kiện, mà
được thay thế để chấp nhận như là dòng tâm thức tương tục. Và đó là nền
tảng của học thuyết tái sanh.
Đó là nơi mà trong tâm thức, vô minh và
sân hận cùng phát sinh tự nhiên. Những cảm xúc tiêu cực, cũng như các
cảm xúc tích cực, xuất hiện từ vô thủy, đều là một phần của tâm của
chúng ta. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực thực sự đều dựa căn bản
trên sự thiếu hiểu biết, mà không có nền tảng vững chắc. Không có những
cảm xúc tiêu cực nào, dù biểu lộ mạnh mẻ, mà có một nền tảng vững chắc.
Nói cách khác, các cảm xúc tích cực, chẳng hạn như là lòng từ bi hoặc
trí tuệ, lại có một cơ sở vững chắc: đó là hạt giống được đặt nền và có
gốc rễ trong sự tu tập và hiểu biết, khác với trường hợp những xúc cảm
do sân hận và đố kỵ.
Tính chất căn bản của tâm thức vi tế tự
nó là cái gì trung hoà. Vì vậy, có thể thanh tịnh hoá và loại bỏ tất cả
những tâm bất thiện, và bản tánh tự nhiên đó được gọi là Phật tánh. Do
đó, sân hận và đố kỵ không có nguồn gốc, không có khởi đầu và chấm dứt,
nên tâm tự nó cũng không có khởi đầu và kết thúc, chúng ta nên hiểu
vững chắc điều nầy...
Đức Đạt Lai Đạt Ma