Khi
nhận những tờ rơi, khách đi đường thường có những thái độ sau: Một số
rất ít cầm lấy, liếc qua rồi nhét vào túi; còn lại đa phần là không
quan tâm, thản nhiên chạy xe đi, mặc cho tờ giấy ấy rơi rớt dọc đường,
thậm chí có người còn vội chụp lấy tờ giấy và quăng ngay xuống đường
cho khỏi vướng.
Thái
độ “xả rác” của số đông này, ngoài việc xấu là xả rác nơi công cộng
theo nghĩa đen, còn là một hành xử thiếu lịch sự nếu không nói là kém
đạo đức.
Những
nhân viên tiếp thị - đa phần là sinh viên học sinh, những người thu
nhập thấp, cần việc làm thời vụ để kiếm những đồng tiền ít ỏi - ắt
không khỏi có cảm giác bị coi thường, hất hủi… trước hành xử rất khiếm
nhã của đồng bào mình.
Hãy
thử một phút đặt mình vào vị trí những nhân viên tiếp thị ấy để thông
cảm, để thương yêu… mà không nên có những hành xử vô tình gây tổn
thương – dù rất nhẹ - đến tâm lý người khác. Có tốn công gì nhiều đâu
khi ta mang những tờ rơi ấy bỏ vào thùng rác nhà mình.
Làm
được như thế, không chỉ là tránh khỏi hai việc nhỏ là xả rác nơi công
cộng và không làm tổn thương, gây khó chịu cho người khác mà còn mang
đến một lợi ích lớn hơn nữa là nhắc nhở ý thức yêu thương, thông cảm,
trân trọng người khác trong chính con người của ta, tự làm cho ta trở
nên văn minh hơn, từ ái hơn.
Ai
cũng mong muốn mình trở thành một người tốt hơn, nhưng lại không biết
chú ý tự làm cho mình tốt hơn từ những việc nhỏ nhặt nhất mà mình có
điều kiện và khả năng làm dễ nhất.
2. Đi xe buýt, có nhiều người đã ngồi vắt vẻo trên ghế rất thoải mái
rồi, nhưng khi nhân viên bán vé đến thì bị họ đưa cho mấy mảnh tiền lẻ
nhàu nhò với thái độ rất vênh vao và người bán vé phải vất vả kéo xếp
lại mấy mảnh tiền kia trong tư thế ngả tới ngả lui vì xe chạy.
Tại
sao khi ta đã được ngồi yên, tay chân rất rảnh, ta làm cái việc kéo xếp
mấy tờ tiền kia cho thẳng thớm sẽ dễ dàng hơn người bán vé (phải đứng
chông chênh suốt ngày trên xe) mà ta hổng làm giúp họ? Vừa là một hành
xử văn hóa khi đưa tiền cho người một cách tử tế, vừa là cách thể hiện
lòng cảm thông, giúp người của ta.
Chuyện
hết sức nhỏ nhặt như thế, nhưng nếu biết chú tâm thì dù chuyện nhỏ, lâu
ngày sẽ hình thành dần một tính cách lớn, đó là sự tôn trọng và lòng
biết cảm thông, chia sẻ nỗi cực nhọc của người khác.
Làm
được những việc nhỏ như thế, ngoài việc đem lại lợi ích cho người,
trước tiên là đem lại lợi ích cho ta, ta tự nâng mình lên với những
hành xử có tính nhân văn nhẹ nhàng tinh tế như thế.
3. Khi ăn uống ở một quán ăn, nhà hàng nào đó, nghĩ rằng ta có quyền ăn
uống xả rác bày bừa trên bàn, quanh khu vực ta ngồi vì ta đã trả tiền
cho phí phục vụ, và sẽ có hầu bàn dọn dẹp, nên nhiều người đã hết sức
“hoang dã” xả rác, làm dơ bẩn hết ga: Nhai và nhổ thức ăn thừa, quăng
bừa hoặc trưng ra trên bàn một cách hết sức thoải mái.
Sao
ta không nghĩ rằng cái mẩu thức ăn do chính ta thải ra mà nếu ta tự tay
nhặt nó lên dọn đi thì ta cũng gớm rồi, huống là người khác. Hoặc khi
ta đứng lên nhìn chén muỗng chỏng chơ tá lả trên bàn, chỉ cần một vài
thao tác rất nhỏ, không mấy tốn công sức như: để cái muỗng lật ngang
kia vào cái chén, đẩy hai chiếc đủa nằm góc 40 độ kia xếp lại kề nhau
trước khi ta đứng lên để “quang cảnh” bàn tiệc dòm bớt “hoang tàn đổ
nát” một chút.
Đó
vừa là hành động chứng tỏ đẳng cấp văn hóa, vừa là tấm lòng nghĩ đến
người phải dọn dẹp cho ta. Thế nhưng có người lại nghĩ rằng bắt người
khác phục vụ mình càng nhiều thì càng chứng tỏ mình sang trọng. Dù là
mình đã trả tiền để được phục vụ, nhưng chớ vì thế mà “đày đọa” người
khác cho “đáng đồng tiền bát gạo”.
Khi
có thể bớt được điều gì có thể bớt, để không phải làm người khác vất vả
vì mình thì ta nên bỏ chút công sức thừa thải của mình để bớt việc cho
người khác. Đó là cách ta làm đẹp cho lương tâm mình.
Ta
luôn chú ý làm đẹp hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến chuyện làm
đẹp cho lương tâm mình. Một vài động tác tự “chăm sóc” nhỏ thôi như thế
nhưng cũng sẽ giúp mình như đi spa cho lương tâm vậy.
Theo: thunguyetvn.com