Vấn đáp-Chia sẻ
Tụng kinh được phước
19/11/2014 12:45 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

    HỎI: Tôi là Phật tử, hàng ngày hành trì hai thời khóa công phu sáng chiều. Gần đây tôi gặp một vị thầy khuyên rằng: Phật tử nên niệm Phật, nguyện sanh Tịnh độ, không nên tụng đọc thêm kinh chú gì khác. Và nói là chú Lăng nghiêm chỉ dành cho người xuất gia ở chùa hành trì, Phật tử không được hành trì, nếu hành trì trong nhà sẽ có chuyện. Xin hỏi, Phật tử tại gia có được hành trì chú Lăng nghiêm không? (NGỌC TỊNH, tinhngoc.dongthap@gmail.com)

    ĐÁP:

    Bạn Ngọc Tịnh thân mến!

    Một Phật tử mà phát tâm tụng niệm miên mật mỗi ngày hai thời công phu thì thật đáng quý. Nếu thêm niệm Phật, nguyện vãng sanh Tịnh độ thì rất hay. Nội dung tu tập của hai thời công phu hiện nay có sự pha trộn giữa Mật và Tịnh, nhưng Tịnh trội hơn, nên việc gia trì thêm công phu niệm Phật, hướng đến nhất tâm, thành tựu vãng sanh là điều vô cùng cần thiết.

   Riêng lời khuyên “Phật tử nên niệm Phật, nguyện sanh Tịnh độ, không nên tụng đọc thêm kinh chú gì khác” thì chưa đúng hẳn. Nếu hành giả đã hiểu căn bản giáo lý và phương thức hành trì thì có thể chuyên tâm niệm Phật. Trong trường hợp này, hành giả phát tâm tụng kinh để hiểu sâu thêm lời Phật, giúp cho niềm tin kiên cố lại càng hay.

    Tuy nhiên, nếu hành giả còn sơ cơ, chưa mấy hiểu căn bản giáo lý và phương thức hành trì mà không tụng đọc (nghe) kinh pháp là một sai lầm nghiêm trọng. Hiện nay, số người đang tu niệm Phật mà không đọc kinh nên “tu mù” không phải là hiếm.

    Vấn đề “chú chỉ dành cho người xuất gia ở chùa hành trì, Phật tử không được hành trì, nếu hành trì trong nhà sẽ có chuyện” lại càng không ổn. Kinh chú Phật nói ra dành cho mọi người, xuất gia hay tại gia đều có thể trì tụng. Tụng kinh, trì chú cốt giúp cho ba nghiệp thanh tịnh. Khi ba nghiệp thanh tịnh thì tội diệt phước sanh. Vì thế, bạn cứ yên tâm tu tập công phu bình thường như đã thiết lập.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch