Để có được bộ ngực hoành tráng như ngực Ngài, thầy cũng bắt buộc phải độn vải vào trong ngực.
Mùa
Xuân trong đạo Phật được gọi là xuân Di Lặc vì ngày bắt đầu năm mới là
ngày lễ vía của Phật Di Lặc (mùng 1 Tết). Lễ Giao thừa đón mừng Xuân mới
đồng thời cũng là lễ kỷ niệm Phật Di Lặc đản sinh. Chính vì thế biểu
tưởng của đức Phật Di Lặc là sự hoan hỷ, vui vẻ, bao dung.
Nhân
dịp xuân về, Sohanews đã có cuộc gặp chia sẻ với Đại đức Thích Tánh
Khả, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo tỉnh Thanh Hóa, Trụ Trì Chùa Ông Sư -
Triệu Sơn - Thanh Hóa, người thường hóa thân thành đức Ngài.
Phật Di Lặc là ai?
Theo
Đại đức, Đức Phật Di Lặc là vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp (Bốn vị
Phật trong Hiền kiếp đã ra đời đó là: Đức Cấu Lưu Tôn, Đức Câu Na Hàm,
Đức Ca Diếp và cuối cùng là Đức Thích Ca Mâu Ni) để nối ngôi Phật Thích
Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh.
Nhưng
số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trên cung Trời Đâu Suất, thường hay hóa
thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sanh.
Trước
đây khi Ngài ứng tích tại Song Lâm, thì tên của Ngài là: Phó Đại Sĩ, và
lúc Ngài hóa thân ở Nhạc lâm, thì hiệu của Ngài là: Bố Đại Hòa Thượng.
Đây là bậc Hòa thượng có thật tại đời thường.
Đức
Phật Di Lặc là vị Phật ở tương lai tượng trưng cho hạnh hoan hỷ, vui
vẻ, hỷ xả, bao dung và tha thứ. Đây cũng là ước nguyện đầu xuân của
những người con Phật, nguyện cầu và mong ước một mùa xuân an vui, hạnh
phúc.
“Chính
những hạnh nguyện tốt đẹp của đức Phật Di Lặc và cũng với mong muốn đưa
đạo Phật ngày càng dấn thân đúng tinh thần bố thí nhiếp pháp như đức
Ngài Bố Đại Hòa Thượng đã từng thực hiện.
Vào
năm 2009, khi Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ (TP HCM)
tổ chức chương trình hóa thân đức Phật Di Lặc để phát quà cho các em nhỏ
có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp xuân về tại chùa Phổ Quang. Lúc đó thầy
cùng một số quý thầy đã đăng ký tham gia.
Việc
tham gia hóa thân này, thầy ngoài việc mong muốn đem niềm vui cho các
em nhỏ nhân dịp xuân về, thầy cũng mong muốn khi thể hiện chân dung của
đức Ngài Bố Đại Hòa Thượng sẽ làm khơi dậy những ý nghĩa nhân văn sâu
sắc của văn hóa truyền thống dịp Tết cổ truyền tại Việt Nam” thầy Tánh
Khả nhấn mạnh
Sau
này thầy Tánh Khả cũng thường xuyên thực hiện việc hóa thân thành đức
Bố Đại Hòa Thượng ở một số tỉnh như Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ,
Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Ninh… Thầy chỉ mong muốn đem hình tượng của
đức Ngài để giúp cho mọi người hiểu rõ giáo lý nhà Phật để có cuộc sống
hoan hỷ và an lạc hơn.
Mong sự hoan hỷ và an lạc đến mọi người
Thầy
thường hóa thân với bụng to, ngực bự, tai dài, miệng rộng, cười rạng rỡ
như đóa hoa mai nở giữa ngày xuân trong các hoạt động Phật Pháp mang
lại niềm vui, và tiếng cười cho đồng bào Phật tử từ Nam chí Bắc nhân dịp
đầu xuân năm mới.
Nói
về cái khó của việc hóa thân Đại Đức Thích Tánh Khả cho rằng, cái khó
của người đóng vai đức Ngài là làm sao vừa thể hiện sự rạng rỡ như sắc
xuân, sự thân thiện, dễ mến nhưng đừng làm mất sự uy nghi của một vị
Phật.
Dù
bản thân thầy có thể hình đô con, phù hợp với việc hóa thân Di Lặc
nhưng Thầy Tánh Khả chia sẻ để có khuôn hình hao hao giống Di Lặc thật
không đơn giản, bởi yêu cầu đặt ra là cần phải thể hiện không chỉ phần
hình thể mà còn cả phần hồn. Đội ngũ hóa trang đã độn bụng lên cho thầy.
Để
có được bộ ngực hoành tráng như ngực Ngài, thầy cũng bắt buộc phải độn
vải vào trong ngực. Đội ngũ hóa trang cũng phải dùng chất liệu đặc biệt
để nối dái tai thầy dài như tai Di Lặc. Và để môi thầy rộng, họ phải tô
son môi thật dày.
Thầy Tánh Khả cười nói: “Việc độn ngực, tô son làm các thầy rất ngượng ngùng nhưng để mang đến tiếng cười cho các em thầy không nề hà việc đó”.
Theo
Đại Đức Thích Tánh Khả, Đức Phật Di Lặc được coi là biểu tượng của sự
hài hòa, niềm vui vô tư lự. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Ngài thì người
bình thường cũng có thể vui lên, việc thầy hóa thân vào vai Đức Di Lặc
nhân dịp đầu xuân năm mới để thể hiện lý tưởng của Ngài là cứu khổ ban
vui, luôn hướng cho nhân loại đến một tương lai tươi đẹp, xây dựng nếp
sống hạnh phúc chân thật.
Qua
đó thầy cũng muốn truyền tải tới người học Phật những thông điệp giản
dị như không phải đến chùa chỉ cầu sự phúc lộc cho đời sống cá nhân, như
cầu về tiền tài, danh vọng mà cần phải phát tâm rộng lớn học theo hạnh
nguyện của Đức Phật Di Lặc.
Theo TTVN