Này
người xuất gia trẻ, các em hãy lắng nghe tôi nói đây. Tôi biết có những
người xuất gia trẻ hiện đang được sống trong một môi trường tu học
thích
ứng, được thầy thương yêu và tin cậy, được anh chị em đồng tu khuyến
khích
và nâng đỡ, được có cơ hội học hỏi và thực tập hàng ngày. Tuy nhiên số
lượng
những người may mắn ấy còn rất hiếm. Có thể đọc đến dòng chữ này em
đang
khóc. Tôi biết có rất nhiều học Tăng trẻ đang gặp nhiều khó khăn, kể cả
những khó khăn về cơm áo. Tôi đã đi ngang qua những chặng đường như thế
rồi,
nên tôi hiểu họ.
NHỮNG KHÓ KHĂN
Xuất gia, sống trong chùa
hay
trong học viện, chúng ta cũng có thể có những khó khăn như sống trong
gia
đình. Nếu trong đời sống gia đình, ta có thể có vấn đề với cha mẹ hay
anh
chị em, thì sống trong chùa cũng thế. Em có thể đang có khó khăn với
thầy
em, và hai thầy trò đang khổ. Có thể em đang có cảm giác thầy em không
thương em, không hiểu em, và có thể thầy em cũng đang nghĩ là em không
có đủ
tinh thần trách nhiệm, không chịu nghe lời thầy. Việc truyền thông giữa
hai
thầy trò đã trở nên khó khăn, và cả hai thầy trò đang không có hạnh
phúc. Em
nghĩ là đời sống ở chùa bận rộn quá, em phải làm nhiều việc quá, em
không có
thời giờ để học hỏi và tu tập, mà chính thầy em cũng không có thời giờ
để
học hỏi và tu tập. Em rất muốn được thầy em gửi em vào nội trú tại một
học
viện Phật học để em có thể để hết thì giờ vào việc tu học, nhưng vì
chùa neo
người, thầy em chưa cho em đi. Các vị thân sinh ra em có thể đã không
muốn
em đi tu. Họ nói gia đình đang cần em chống đỡ mà em lại bỏ đi tu. Các
vị
nghĩ rằng đi tu là bỏ bê gia đình, và em rất lấy làm khổ tâm. Người
khác đi
xuất gia thì được gia đình yểm trợ tinh thần, còn em thì không. Em có
thể
đang có vấn đề với sư anh, sư chị hay sư em của em. Em trách họ không
hiểu
em, nặng lời với em, kỳ thị em, mách những khuyết điểm của em với thầy
để
thầy không thương em... Những vấn đề như thế có bản chất giống hệt như
những
vấn đề ngoài đời. Em khổ. Và sự kiện em đang khổ là một thua thiệt lớn
cho
em, cho tôi, cho tất cả Tăng thân. Em khổ mà không chuyển hóa được cái
khổ
của em thì làm sao em đi trọn con đường tu học?
Có khi em bực mình nghĩ
rằng
hay là em nên ly khai Tăng thân, ra lập một cái am nhỏ, kiếm vài người
bổn
đạo yểm trợ tài chánh cho em, dù để trả tiền nhà, tiền ăn và tiền đi xe
buýt, để em có thể đi học. Em tự bảo: học Phật pháp và sinh hoạt với
Tăng
đoàn là chuyện ta sẽ làm suốt đời, cần gì phải gấp gáp; bây giờ mình
hãy lo
học để đạt tới một trình độ văn hóa khá cao của thế học đã, rồi nghiên
cứu
Phật học sau cũng không muộn. Hơn nữa nếu có một cái bằng cấp tốt
nghiệp đại
học thì không những học Phật mau thành mà nói gì người ta cũng tin, tại
vì
mình đã đậu cử nhân, phó tiến sĩ hay tiến sĩ... Những tư tưởng như vậy
làm
em bất an, không an trú được trong nếp sống thường nhật. Những tư tưởng
ấy
lại rất tai hại, bởi vì chúng đang có thể kéo em ra khỏi con đường tu
mà em
không biết.
CON ĐƯỜNG THOÁT
Nếu em đang ở vào một hoàn
cảnh có nhiều khó khăn, tôi muốn em đừng vội ly khai môi trường hiện
tại, bỏ
thầy bỏ chùa bỏ chúng mà đi nơi khác. Đừng đi vào dấu chân của những
người
đứng núi này trông núi nọ. Có thể em đang mơ ước được vào nội trú viện
Phật
học, nhưng cũng có thể một người khác đang nội trú trong viện Phật học
lại
mơ ước được ra ở chùa ngoài như em. Nếu em chưa tìm ra một giải pháp
thỏa
đáng thích hợp với những điều tôi cần căn dặn trong bài pháp thoại ngày
2-5-1996 thì em phải tìm tới tham vấn một vị thiện tri thức mà em tin
cậy.
Vị thiện tri thức này có thể là một thầy hay một sư cô có tuệ giác, có
đức
độ, có an lạc. Em hãy trình bày lên vị ấy tất cả những nỗi lòng và
những sự
thực về hoàn cảnh của em. Vị ấy sẽ chỉ cho em đường đi nước bước em cần
phải
theo. Nếu tôi được em tham vấn, tôi sẽ nói rằng em cần thực tập để
thiết lập
ngay lại sự truyền thông với thầy em và với huynh đệ em càng sớm càng
tốt,
em phải học hạnh đế thính (lắng nghe) và ái ngữ (ngôn từ hòa ái). Phải
biết
ngồi nghe một cách chăm chú, tĩnh lặng, phải học nghe với tâm không
thành
kiến, đừng tỏ vẻ nóng nảy, đừng có khuynh hướng phán xét và phản ứng;
những
năng lượng này một khi biểu hiện ra nét mặt, đôi mắt, hơi thở hay ra cử
chỉ
sẽ làm cho người nói không còn cảm hứng nói ra những điều người ấy muốn
nói.
Phải tập theo dõi hơi thở để giữ sự bình tĩnh trong lúc nghe, để tiếp
thu
những điều mình nghe, dù những điều đang nghe không phù hợp với nhận
thức
sẵn có của em về sự thật. Em phải tập nghe thầy và nghe huynh đệ em
theo
cách ấy, và khoảng một tháng sau, sự truyền thông (communication) sẽ
được
tái lập giữa em và những người ấy. Và khi em nói, em phải tập nói với
ngôn
từ hòa ái. Phải nói như thế nào để chứng tỏ mình đang bình tĩnh trình
bày
cho người kia thấy sự thật chứ không phải là mình đang nói để lộ sự bực
dọc
hay bất bình của mình. Tuyệt đối không trách móc. Em chỉ nói về những
khó
khăn những đau khổ của em thôi, và cầu xin sự giúp đỡ của người kia. Đế
thính và ái ngữ là nội dung của giới thứ tư trong năm giới quý báu.
Thực tập
giới này em sẽ chuyển đổi được tình trạng và em có thể thuyết phục thầy
và
huynh đệ của em cùng góp sức chuyển hóa môi trường hiện thời thành một
môi
trường thích hợp hơn cho sự tu học, nghĩa là cho sự thực hiện lý tưởng
cao
đẹp của người xuất gia hảo tâm. Trong một viện Phật học, có thể cũng có
những hiện tượng chống báng, phe phái, chia rẽ và kỳ thị. Nếu em là
Tăng
sinh trong viện Phật học, hoặc giả nếu em là một vị giáo thọ trẻ trong
viện
Phật học, em cũng phải thực tập như thế để dần dần chuyển hóa viện Phật
học
thành một môi trường thực sự thuận lợi cho sự thực hiện lý tưởng của
người
xuất gia. Tôi biết những lời tôi đang viết đây cũng sẽ được các vị sư
trưởng
của các chùa và các vị giáo thọ trong các viện Phật học đọc, và tôi tin
chắc
quý vị cũng đang thao thức như tôi và như em trong vấn đề chuyển hóa
môi
trường tu học cho môi trường ấy trở thành thuận lợi, và như thế mọi
người
trong ban giám hiệu, ban giáo thọ, cũng như tất cả các Tăng sinh sẽ có
hạnh
phúc nhiều hơn trong đời sống tu học hàng ngày. Hạnh phúc của em rất
cần
thiết cho tôi và cho tất cả mọi người, vì vậy em không có quyền tiếp
tục đau
khổ. Nếu em tiếp tục đau khổ, chúng tôi sẽ mất em. Đau khổ cần thiết
cho tuệ
giác nếu ta biết quán chiếu nó, nhìn sâu vào bản chất nó, để tìm lối
ra. Vì
vậy đau khổ là một thánh đế, nghĩa là một sự thật linh thiêng. Nhưng
nếu ta
tự để đắm chìm trong khổ đau mà không thấy được bản chất và con đường
thoát
khổ, thì đau khổ không còn là một thánh đế nữa.
ĂN CƠM CÓ CANH
Nhà sử học Anh, Arnold
Toynbee
có tiên đoán rằng sự gặp gỡ giữa đạo Bụt và văn minh phương Tây sẽ là
một
biến cố quan trọng nhất của thế kỷ tới. Tôi tin rằng từ cuộc gặp gỡ đó,
một
nền văn hóa mới cho nhân loại sẽ được khai sáng. Em phải chuẩn bị để
đóng
góp phần em vào biến chuyển lịch sử. Em phải áp dụng cho được giáo pháp
của
Đức Thế Tôn trong đời sống hàng ngày để chuyển hóa khổ đau của em và
của
Tăng thân em. Tăng thân là đoàn thể tu học của mình, gồm có thầy và các
sư
anh, sư chị, sư em của mình. Tăng thân cũng là một thứ thân thể của
mình.
Nếu mỗi người đều có Phật thân và Pháp thân của mình thì đoàn thể tu
học của
mình cũng tức là Tăng thân của mình. Phải hết lòng thực tập hơi thở và
bước
chân chánh niệm. Phải sống cho sâu sắc mỗi giây phút của đời sống hàng
ngày.
Phải biết tiếp xúc với những nhiệm mầu của sự sống trong em và chung
quanh
em trong từng giây từng phút. Phải tỉnh thức lại, phải thấy được trúc
tím,
hoa vàng, trăng trong và mây trắng là biểu hiện của Pháp thân mầu
nhiệm.
Phải sống cho được giáo lý hiện pháp lạc trú như thầy Tam Di Đề
(Sammidhi),
một vị xuất gia trẻ hồi thời của Bụt, rất được Bụt và Tăng đoàn thương
mến.
Thầy La Hầu La (Rahula) là người trẻ đầu tiên được gia nhập vào giáo
đoàn
xuất gia, và đã được thầy Xá Lợi Phất trao truyền mười giới Sa di. Thầy
La
Hầu La sau này đã thành công như một trong mười vị đệ tử lớn của But.
Thầy A
Nan (Ananda) cũng là một người xuất gia trẻ sống hạnh phúc đời sống
xuất gia
với một trái tim thương yêu trinh nguyên. Nhờ thông minh và trí nhớ phi
thường của thầy mà biết bao nhiêu kinh điển của Bụt đã được lưu truyền
lại.
Thầy Ly Bà Đa (Revata) em út của thầy Xá Lợi Phất vì thấy được lẽ vô
thường
và biến hoại của mọi nhan sắc, nên đã xin đi xuất gia từ hồi còn niên
thiếu.
Thầy sống rất thoải mái và hạnh phúc nơi những vùng núi rừng thanh
tịnh.
Thầy Tu Bồ Đề (Subhuti) em trai của trưởng giả Cấp Cô Độc cũng là người
niên
thiếu xuất gia, được Bụt khen ngợi là thông suốt phép Từ quán và Bi
quán. Cả
hai đều nhìn vào gương tu tập của người anh. Thầy Tu Na Ka (Sonaka)
phát tâm
Bồ đề ngay sau khi được nghe bài thuyết pháp ở tu viện Trúc Lâm, đã
phải
nhịn ăn nhiều tuần lễ, thân thể ốm mòn, mới được phép cha mẹ cho đi
xuất
gia. Các thầy Bà Đề (Bhaddiya) và A Nậu Lâu Đà (Anurudha) đều là con
trai
dòng quý tộc, đã bỏ quyền hành và giàu sang để xuất gia theo Bụt, sống
đời
giải thoát. Sư cô Liên Hoa Sắc (Uppalavana) và Sư cô Thu Ba (Subha) đều
là
những thiếu nữ nổi tiếng sắc nước hương trời nhưng đã cắt bỏ mọi ân ái
buộc
ràng để trở nên người xuất gia, sống tu đạo với một quyết tâm ít ai bì
kịp.
Sư cô Tôn Đà Lợi Nan Đà (Sundarinanda) em cùng cha khác mẹ của Bụt,
cũng đã
đi xuất gia lúc chưa đầy hai mươi tuổi, và đã được Bụt khen là rất
thành
công trong công phu thiền tập... Các vị đều là những tấm gương sáng cho
em.
Chúng ta không tu một
mình.
Chúng ta chỉ có thể tu với Tăng thân. Không sống, không tu học và làm
việc
với Tăng thân thì ta sẽ yếu lắm. Sống và tu học với Tăng thân ta được
Tăng
thân soi sáng và yểm trợ; đó thực sự là quy y Tăng. Quy y Tăng không
phải
chỉ là một đức tin mà là một sự thực tập hàng ngày. Nếu không quay về
nương
tựa Tăng, em sẽ đánh mất lý tưởng xuất gia đẹp đẽ của em trong một
tương lai
rất gần. Người Việt chúng ta đã có kinh nghiệm sâu sắc về tuệ giác này,
cho
nên chúng ta ai cũng biết câu "Ăn cơm có canh, tu hành có bạn".
GIA TÀI CỦA BỤT
Là người xuất gia, là
những
người con gần gũi nhất của Bụt, em phải biết thừa hưởng gia tài của
Bụt.
Phải thực tập cho được những pháp môn căn bản để có hạnh phúc. Phải nắm
vững
các pháp môn thiền tọa, thiền hành, quán niệm hơi thở, ăn cơm chánh
niệm,
quán chiếu vô thường, quán chiếu vô ngã, quán Từ, quán Bi, nhận diện và
chuyển hóa khổ đau, xây dựng Tăng thân và làm hạnh phúc cho đời. Khi
học
kinh, nên luôn luôn tự hỏi: những tư tưởng này của kinh có dính líu gì
tới
đời sống hàng ngày của ta không, có giúp ta chuyển hóa khổ đau và tạo
thành
an lạc không? Cố nhiên là các kinh lớn như Kim Cang, Pháp Hoa, Hoa
Nghiêm,
Bảo Tích... chứa đựng nhiều tư tưởng siêu việt, nhưng mục đích học kinh
không phải là để thưởng thức triết lý thâm uyên, lặp lại những tư tưởng
ấy
và đi tìm sự thỏa thích trong khi giãi bày những tư tưởng ấy. Phật pháp
là
chiếc bè đưa ta qua sông; em phải sử dụng được chiếc bè để qua tới bến
bờ
của chuyển hóa và an lạc. Mục đích của người xuất gia không phải là để
trở
thành một nhà Phật học hay nhà triết học, mà là trở thành một người an
lạc,
giải thoát, một vị đạo sư đích thực có khả năng độ đời. Cho nên em phải
tránh con đường chất chứa kiến thức. Phải theo nguyên tắc thực học,
thực tu,
thực chứng. Em phải thấy được vô thường, vô ngã, từ, bi... là những
dụng cụ
quán chiếu để chuyển hóa khổ đau chứ không phải là những lý thuyết. Nếu
em
biết cách quán chiếu vô thường, vô ngã, từ và bi, em sẽ phá được những
nhận
thức sai lầm (vọng tưởng) của em trong đời sống hàng ngày, sẽ trở nên
hiểu
biết và bao dung hơn, và tình thương trong em càng ngày càng lớn. Có
tình
thương thì cuộc đời ta mới có hạnh phúc. Những người chỉ có trách móc
và hận
thù trong tâm là những người đau khổ. Chừng nào em thấy chất liệu của
Từ và
Bi lớn lên trong em, chừng nào em nhận thấy em đã bắt đầu biết nhìn
người
khác bằng con mắt từ bi (từ nhãn thị chúng sinh) không còn khắt khe,
không
còn oán trách, thì em biết lúc đó em đã bắt đầu có nhiều hạnh phúc. Đây
là
một chuyển hóa lớn của người tu. Tôi đã từng đi trên 30 quốc gia trên
thế
giới, tổ chức những khóa tu học cho người bản xứ. Có những khóa tu kéo
dài
được ba tuần, nhưng cũng có những khóa tu rất ngắn, chỉ kéo dài có bốn
hôm.
Ấy vậy mà có những thiền sinh và gia đình họ sau bốn ngày tu đã được
chuyển
hóa và đã tìm lại được sự tha thứ, thương yêu và hài hòa trong lòng họ
và
gia đình họ. Người xuất gia không nên quên rằng mình có cái may mắn là
được
thường trú trong khung cảnh tu học: nếu để tháng ngày đi qua mà không
hạ thủ
công phu thì uổng phí cuộc đời xuất gia của mình. Người nông phu sau
khi thí
nghiệm một loại hạt giống, một loại phân bón hoặc một phương pháp canh
tác
mới mà không thành công thì chắc chắn sẽ thay đổi hạt giống, phân bón
hoặc
phương pháp canh tác ấy. Chúng ta cũng vậy, nếu tu tập từ ba tới sáu
tháng
mà không thấy hoặc chưa thấy có chuyển hóa gì, ta phải biết là có một
cái gì
không đúng trong phương pháp tu học. Ta phải lập tức tìm thầy và bạn để
tham
vấn, tìm ra những pháp môn thích hợp và hữu hiệu cho ta. Tôi thấy có
những
người tu suốt mấy mươi năm mà nhận thức, cách sống và tập khí khổ đau
vẫn
không thay đổi. Thật là uổng phí cho họ và cho chính ta.
BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA BỒ TÁT
Thực tập Từ và Bi cho đúng
phép, một ngày nào đó em sẽ thấy năng lượng từ bi trong em đòi em phải
thể
hiện qua hành động. Từ và Bi không phải là những nguyên tắc sống, đó là
những năng lượng đòi hỏi được biểu hiện cụ thể bằng sự sống. Có thể em
là
một người xuất gia muốn biểu lộ từ bi qua công tác cứu trợ người nghèo
đói,
chăm sóc cô nhi, người khuyết tật, hoặc phục vụ tại các nhà thương và
nhà
tù. Những công tác này là những bài thuyết pháp đích thực, nếu quả thực
công
tác của em được thúc đẩy bởi động lực thương yêu. Mỗi cử chỉ săn sóc
người
ốm đau, người tàn tật hay người nghèo khó có thể là một lời pháp ngữ
hùng
hồn. Dù vị pháp sư thuyết pháp hay nhưng nếu những lời vị ấy nói ra
không
phải là do năng lượng từ bi thúc đẩy thì bài pháp cũng chỉ là một công
tác
danh lợi, không phải là một bài thuyết pháp đích thực. Tôi không muốn
sư cô
và sư chú mải mê làm công tác xã hội mà quên mất mục đích thực sự của
người
xuất gia là tu tập để diệt trừ phiền não, chuyển hóa khổ đau. Em không
nên
để hết thì giờ vào việc xã hội. Phận sự của em không phải là bác sĩ, y
tá
hay cán sự xã hội. Em có thể phát nguyện làm việc mỗi tuần vài ba buổi
tại
các bệnh viện, trại giam hoặc nhà cô nhi, nhưng trong khi làm việc em
phải
làm cho thật có chánh niệm, luôn luôn trầm tĩnh, có đủ phong độ, uy
nghi và
không bao giờ đánh mất mình trong thất niệm. Nếu em biết theo dõi hơi
thở và
thực tập an trú trong giây phút hiện tại thì công tác giúp người của em
cũng
đồng thời là công phu tu tập, cũng quan trọng như thực tập ngồi thiền
hoặc
tụng kinh.
Tại các nước phát triển ở
châu
Âu và Bắc châu Mỹ, rất nhiều bệnh viện có thánh đường và thiền đường để
cho
bệnh nhân và những người thân của họ thực tập.
Có những giây phút bệnh
nhân
hoặc thân nhân của họ cần phải tĩnh tâm để cầu nguyện, như những lúc
trước
giờ giải phẫu, những lúc giải phẫu hay cấp cứu, những lúc chờ đợi hồi
sinh... Thánh đường, niệm Phật đường hay thiền đường vì vậy rất cần
thiết.
Có những người xuất gia nguyện phục vụ trong ấy. Họ phải được học hỏi
cách
thức để có thể giúp người bệnh và thân nhân của họ đạt tới sự an tâm.
Trong
các nhà giam cũng vậy. Có những người tu được đào tạo để có thể phục vụ
những người đang bị giam giữ. Căn bản tâm lý học và phương pháp an ủi
và
giải tỏa tâm lý rất cần thiết. Vào những nơi này để phục vụ, em sẽ có
cảm
tưởng là Bồ tát Địa Tạng cũng cùng đang đi bên em để đem lại sự bình
yên cho
tâm hồn những người trong ấy. Em phải làm công tác với tất cả trái tim
em,
vì em đang là một vị Bồ tát bạn đồng hành của Bồ tát Địa Tạng. Mà đã là
Bồ
tát thì giây phút nào cũng tập luyện tỉnh thức, đừng để công việc kéo
đi,
lọt vào thế giới của thất niệm. Chúng ta nói chúng ta thực tập từ bi mà
nếu
chúng ta không có mặt tại những nơi có khổ đau như nhà thương và trại
giam
thì đó là một điều khó hiểu. Tại nhiều nước phương Tây như Anh và Mỹ,
sách
của tôi viết được gửi vào các trại giam nhiều lắm, thỉnh thoảng những
thành
phần của chúng chủ trì dòng tu Tiếp Hiện cũng vào thăm viếng các tù
nhân để
ủy lạo và hướng dẫn thiền tập cho họ. Tôi đã nhận được rất nhiều thư
cảm ơn
của các độc giả trong tù. Nhiều vị nói trong tù họ thực tập tinh chuyên
lắm,
và tin tưởng nơi những phương pháp thực tập ấy, vì tâm hồn họ được an
tĩnh
và niềm tin của họ được hồi sinh. Các vị lãnh đạo Giáo hội, các bậc sư
trưởng của em thế nào cũng phải can thiệp với các cấp chính quyền để
tại mỗi
bệnh viện và nhà giam sẽ được thiết lập một thiền đường, và can thiệp
với
các viện Phật học để chuẩn bị huấn luyện một số Tăng sinh sau này có
thể
phục vụ tại những nơi như thế.
PHẨM VẬT HIẾN TẶNG
Hiến tặng là hành động cao
đẹp
nhất của người tu. Phẩm vật hiến tặng có ba thứ: tài vật, pháp môn tu
học và
sự an vững của tâm hồn (tài thí, pháp thí và vô úy thí). Người xuất gia
đâu
có tài vật gì nhiều để hiến tặng. Chính nhờ đức độ và tình thương của
ta mà
thiên hạ đã tin cẩn và giao phó cho ta một ít tài vật của họ để làm
công
việc cứu trợ và ủy lạo. Pháp môn tu học mà ta đã từng thực tập và gặt
hái
kết quả là tặng phẩm rất quý của ta. Vì vậy nếu em có làm công tác xã
hội
thì đừng làm công tác xã hội suông, nghĩa là chỉ đóng vai trò của một
tác
viên xã hội. Vai trò của em là nhà tu. Vậy trong khi làm việc cứu tế em
hãy
tìm cách trao truyền cho người kia những phương pháp thực tập giúp họ
vượt
thoát khổ đau của họ. Em đừng nghĩ họ chỉ khổ đau vì thiếu cơm, thiếu
áo,
thiếu nhà ở, thiếu thuốc men. Họ đau khổ nhiều trong liên hệ giữa họ và
những người quanh họ, họ đau khổ vì giận hờn, thất vọng mặc cảm, ganh
ghét,
xung đột v.v... Em đừng sợ bị mang tiếng là lợi dụng công tác xã hội để
truyền đạo. Em có thể dùng ngôn từ không tôn giáo để giúp họ tháo gỡ
những
cái kẹt của họ. Phép thở, phép buông thư, phép lắng nghe, phép ái
ngữ...
ngoài đời người ta cũng dạy, cũng đọc, trong các tôn giáo khác cũng
vậy.
Pháp thí là bảo vật rất quý của người tu, đem hiến tặng hoài mà không
bao
giờ hao hụt. Vô úy thí là tặng phẩm thứ ba, đó là sự vững chãi, sự
thảnh
thơi và tuệ giác của em. Nếu em tu tập thành công thì càng ngày em càng
vững
chãi, càng ngày em càng có tự do nhiều hơn. Tự do ở đây là tự do tâm
linh.
Em không bị sai sử và ràng buộc bởi bất cứ một tâm hành bất thiện nào:
sự lo
lắng, sự sợ hãi, sự hận thù, sự thèm khát, sự ganh ghét... Quán chiếu
về vô
sinh, em không còn sợ hãi, dù là cái chết. Ngồi bên giường người hấp
hối, sự
vững chãi và thảnh thơi của em giúp cho người đang hấp hối an tâm trở
lại và
thực tập chánh niệm cho đến giờ phút qua đời. Sự có mặt của em gây
niềm tự
tin và sự không sợ hãi. Đó là tại vì em có chất liệu vô úy, vững chãi
và
thảnh thơi nơi em. Tôi có những người học trò rất giỏi về việc thực tập
nâng
đỡ người hấp hối. Ví dụ như giáo thọ Chân Tiếp. Chị Chân Tiếp (Joan
Halifax)
là một nhà nhân chủng học nổi tiếng của Hoa Kỳ, nghiên cứu về văn minh
người
da đỏ. Chị là thành viên chúng chủ trì dòng tu Tiếp Hiện. Chị đã huấn
luyện
cho nhiều người trong việc hướng dẫn những người hấp hối. Các vị đều là
những người có khả năng hiến tặng vô úy. Ta phải có khả năng hiến tặng
vô úy
cho người đời, trong những khúc quanh khó khăn nhất của đời họ, và khi
họ
hấp hối. Tôi có làm một bài hát lấy ý từ Tương Ưng Bộ với nhan đề là Ru
người hấp hối, một bài có thể đọc, tụng hay hát cho người hấp hối nghe,
dù
người đó đang tỉnh hay đã mê.
Thảnh thơi, tự do, đó là
bảo
vật quý giá nhất của người xuất gia, em đừng bao giờ đánh mất nó. Phải
thực
tập chánh niệm và nghiêm trì giới luật em mới bảo vệ được tự do mình.
Những
cám dỗ như danh vọng, quyền hành, sắc dục và tiền bạc chỉ là những con
mồi
trong đó có móc một chiếc lưỡi câu sắc bén. Con cá tưởng con mồi là mồi
thật
nên đớp lấy và bị lưỡi câu móc vào cổ họng.
Hạnh phúc của em không
phải do
những tài, sắc, danh, lợi ấy đem tới. Vướng vào chúng, em sẽ mất tự do.
Hạnh
phúc của em là chất liệu vững chãi, thảnh thơi, vô úy và tình thương.
Mỗi
ngày em phải bồi đắp và phát triển những yếu tố đó trong em.
TAY TRONG TAY
Này người xuất gia trẻ,
tôi đã
có thể nhận ra em từ lúc em còn chưa xuất gia. Nhìn em, tôi biết trong
em có
hạt giống tốt của người xuất gia. Và tôi thường tâm tâm niệm niệm để em
có
đủ nhân duyên đi xuất gia sớm. Em đã xuất gia rồi, tôi mừng biết mấy.
Tôi
làm đủ những gì có thể làm để tạo điều kiện cho em được học, được tu,
được
nuôi dưỡng chí hướng của em. Tôi xót xa khi thấy em buồn khổ. Tôi vui
mừng
hạnh phúc khi thấy em hạnh phúc. Tôi hãnh diện khi thấy em độ được gia
đình,
giúp thầy em xây dựng nên Tăng thân, và bắt đầu có thể tạo dựng hạnh
phúc
cho người. Tôi lo lắng cho em, mong ước nuôi dưỡng được em như những
chiếc
lá đầu của cây chuối nuôi dưỡng những cuộn lá kế tiếp nằm trong lòng
cây
chuối. Em là niềm tin cậy của tôi. Em là con Bụt. Em là em tôi, là học
trò
tôi, là con tôi, là cháu tôi. Cho dù em chưa sinh ra, tôi cũng đã nhìn
thấy
em rồi. Mới thọ giới Sa di, Sa di ni hay đã thọ giới cụ túc, em là
người
xuất gia trẻ mang theo em chí hướng của Bụt. Em là sự nối tiếp của Bụt,
là
bảo bối của Pháp, là tinh hoa của Tăng. Là gái hay là trai, em cũng có
thể
mang lý tưởng Bồ tát đi vào đời. Nói chuyện tâm sự được với em hôm nay,
tôi
thấy lòng nhẹ nhõm. Tôi không bi quan, không lo lắng, bởi vì tôi có đức
tin
nơi em. Tôi sẽ có mặt bên em mãi. Tay em trong tay tôi, tay tôi trong
tay
Bụt, chúng ta hãy vững chãi đi về tương lai.