Người tu sĩ
Sư cô làm thợ
01/02/2010 17:35 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

“Cọc... cọc... cọc...” - tiếng đục vào thớ gỗ khá mạnh nhưng người thợ lại có một phong thái khoan thai, nhẹ nhàng khi xoay trở với công việc. Chúng tôi khá bất ngờ khi người thợ ấy không phải là một thợ gỗ vạm vỡ, cơ bắp cuồn cuộn mà là một sư cô.

“Cọc... cọc... cọc...” - tiếng đục vào thớ gỗ khá mạnh nhưng người thợ lại có một phong thái khoan thai, nhẹ nhàng khi xoay trở với công việc. Chúng tôi khá bất ngờ khi người thợ ấy không phải là một thợ gỗ vạm vỡ, cơ bắp cuồn cuộn mà là một sư cô.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=358586

Một góc bếp của nhà hàng cơm chay. Các sư cô vừa làm bếp vừa hướng dẫn các em học nghề -Ảnh: P.B.M.

Những nét khắc tinh xảo dần hiện lên sinh động trong khi những giọt mồ hôi của người thợ - sư cô ấy nhỏ giọt trên đôi má ửng hồng. Đưa tay vuốt nhẹ mồ hôi ngang trán, người thợ ấy lấy sức đẩy chiếc bào về phía trước tiếp tục làm mịn thớ gỗ... Một ngày làm việc của các thợ - sư cô ở chùa Đức Sơn (Cư Chánh, Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) thật sự căng thẳng khi bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc lúc hoàng hôn chập choạng buông.

Giọt mồ hôi mưu sinh vì trẻ thơ

Chúng tôi đến chùa Đức Sơn vào một chiều nắng ấm và tràn ngập tiếng cười đùa của các em nhỏ. Trên hành lang, những đứa trẻ khác vẫn đang chăm chú học bài. Tiếng bi bô của trẻ hòa vào những tiếng sườn sượt của búa bào, rìn rịt của những bước chân giậm may máy và tiếng cồng cộc của dao thớt vọng giữa núi đồi. Chùa vừa tiếp nhận thêm hai trẻ bị bố mẹ bỏ rơi, trước đó 198 đứa trẻ trong chùa phần lớn có hoàn cảnh mồ côi, không nơi nương tựa, bệnh tật, mù lòa... đủ mọi lứa tuổi. Để các em có cơm ăn, áo mặc hằng ngày, giọt mồ hôi vất vả của các sư cô nơi đây nhỏ xuống mỗi giờ, mỗi phút... Có lúc lên rừng khai phá trồng củ sắn, rau xanh, hạt đỗ, củ lạc... Đất đai hiếm dần, các sư cô xoay ra học nghề đan lát, thêu thùa, đục đẽo...

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch