|
Sư thầy Thích Đàm Tiền đang dạy học cho các em khuyết tật tại lớp học tình thương |
Thầy Tiền cho hay, ban đầu lớp học chỉ có 6 em học
sinh hoàn cảnh éo le khuyết tật được gia đình, người dân dẫn đến học.
Nhưng sang năm 2009, sĩ số của lớp học đã tăng lên 31 em. Từ đó, những
gia đình nào có con em bị khuyết tật trong xã, trong huyện đều đưa con
em mình tới chùa không chỉ để học chữ mà còn học đời, học đạo để mai sau
trở thành người lương thiện. “Hiện lớp học tình thương ở chùa Hương Lan
có 40 em học sinh ở mọi lứa tuổi khác nhau, em bé nhất lên 6, em nhiều
nhất 25 tuổi được chia làm ba nhóm để dạy dỗ; nhóm một là các em có khả
năng tiếp thu được bài vở, nhóm hai là những em bị liệt, câm và điếc,
còn những em bị thiểu năng trí tuệ, bại não không thể tiếp thu bài gảng
thì được xếp vào nhóm thứ ba”, thầy Tiền cho hay.
Em Tố Thị Tư, đang theo học lớp 2, ngượng nghịu nói:
“Được đi học thích lắm chú ạ! Hôm nào cháu cũng được sư thầy và các cô
dạy đọc, dạy viết…“O tròn như quả trứng gà, ô thời đội mũ, ơ thời có
râu”. Đọc xong bài đọc thuộc lòng do thầy Tiền và các cô mới dạy, Tư đỏ
mặt chạy tít vào chỗ các bạn náu sau lưng vì xấu hổ.
Một điều khiến tôi cảm động và ấn tượng không kém khi
đến lớp học mà cả thầy và trò đều đặc biệt này là hình ảnh những em bị
khuyết tật bẩm sinh, đã ngoài 20 tuổi song khát khao được đi học, được
cống hiến vẫn vô cùng mãnh liệt như hai em Nguyễn Thị Xuân và Đỗ Thị
Miền bị câm điếc bẩm sinh, ban đầu một chữ bẻ đôi không biết. Vậy mà chỉ
theo lớp học tình thương của nhà chùa chưa đầy một năm các em đã có thể
biết đọc, biết viết khá chuẩn xác.
|
Sư thầy ân cần chăm sóc các em |
Anh Nguyễn Đình Ngọt, ở xã Đông Sơn đưa con gái 5
tuổi bị bệnh bại não đến chùa Hương Lan xin học, ngậm ngùi cho biết: Con
gái tôi lúc sinh ra do bị ngạt lâu trong bụng mẹ dẫn tới biến chứng bại
não. Gia đình quá khó khăn nên khi nghe tin chùa Hương Lan nhận cưu
mang trẻ tàn tật để nuôi dưỡng tôi đã đem con đến gửi nhà chùa trông nom
giúp. Hi vọng có bạn, cháu nó sẽ đỡ tủi thân và biết được thêm tí nào
hay tí đó.
Sư thầy Thích Đàm Tiền bảo, lớp học tình thương được
duy trì trong suốt ba năm qua công đầu phải nói đến các cô giáo ở Trường
Tiểu học Đông Sơn, Trường THCS Thanh Bình và Trường THCS Trung Hoà (đều
ở huyện Chương Mỹ) không quản ngại gian khó, gác lại việc gia đình để
đến lớp với những em khuyết tật bằng cả tấm lòng, tình thương mà không
một chút mảy may suy nghĩ.
Nghe thầy Tiền nói vậy, cô Lê Thị Hoà, tổng phụ trách
của Trường Tiểu học Đông Sơn, phân bua: “Với các em học sinh bình
thường dạy bảo còn dễ, riêng với các em khuyết tật mình phải cầm tay chi
từng li từng tí một, vừa dạy vừa dỗ không thì các em tủi thân khóc
ngay. Những lúc kho khăn bế tắc, chúng tôi chỉ cần quay sang quan sát
thầy Tiền dạy các em học mà làm theo thôi. Thầy nói năng điềm đạm, ân
cần và rất chú đáo nên các em học sinh quý và nghe lời thầy Tiền lắm!”.
Thầy Tiền tâm sự: Mỗi em đến nhà chùa đều từ một hoàn
cảnh khác nhau, nhưng ở các em đều có một điểm chung là số phận hẩm
hiu. Thực hiện lời Phật dạy và lời kêu gọi của Uỷ ban Trung ương Mặt
trân Tổ quốc Việt Nam về việc cưu mang trẻ tàn tật, mồ côi, cơ nhỡ, nhà
chùa cũng cố gắng thu nhận thật nhiều các em theo học. Dù chỉ bữa rau
bữa cháo qua ngày thôi nhưng ở trong chùa các em sẽ tránh xa được cạm
bẫy cuộc đời để sau này trở thành một người công dân có ích cho xã hội.
Nguyên Huân (Nông Nghiệp)