Lần đầu tiên tôi bước vào sân chùa với dáng vẻ
mệt mỏi của một người đi từ xa tới, thầy hỏi: “Thế cháu bé được mấy
tháng tuổi rồi?”.
Đó là thầy Thích Thanh Lương, trụ trì chùa
Sùng Nghiêm (Minh Đức, Tứ Kỳ, Hải Dương). Ba năm nay, thầy đã chăm chút
cho sáu em nhỏ như cha mẹ.
"Kìa những đứa tiểu nhi tấm
bé"
|
Thầy Lương bên những đứa con |
Sau nhiều lần hẹn, tôi mới gặp được
thầy. Thầy thường vắng nhà khi cùng Hội Phật giáo tỉnh Hải Dương thực
hiện những chuyến đi từ thiện.
Bé đầu tiên được thầy đón về là bé
Vương Tâm Phúc bị bỏ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, hồi tháng
8/2006. Bảy tháng sau, thầy đón bé thứ hai, Vương Tâm Đức về chùa chăm
sóc. Đó là kết quả tình yêu của cô cậu sinh viên trẻ người non dạ nên
đành dứt ruột bỏ con đi.
Bé thứ ba là một bé gái xinh xắn Vương
Tường Thúy, sinh ra trong một gia đình nông dân ở Nam Định, vì hoàn cảnh
khó khăn nên bố mẹ đành gửi con cho ở chùa đến năm 18 tuổi.
Đến
nay thì thầy đã là cha của sáu em nhỏ có hoàn cảnh cơ nhỡ. Bé lớn nhất
chưa đầy 3 tuổi, nhỏ nhất mới được hơn một tháng tuổi, bị mẹ bỏ rơi ở
Khu 5, Thị trấn Ninh Giang (Hải Dương) ngay từ khi còn đỏ hỏn.
Sáu
mảnh đời cơ nhỡ đến từ nhiều địa phương khác nhau, bé thì ở Nam Định,
Thái Nguyên, Hòa Bình, có bé quê xa tận Kiên Giang nhưng đều được thầy
thương yêu như thể con ruột của mình. Với mỗi bé, thầy đều giữ lại địa
chỉ của người thân để khi các bé trưởng thành có thể tìm về với gia đình
nếu muốn.
Thầy cho hay: “Có một số người đến ngỏ ý xin các cháu
về nuôi, nhưng tôi chỉ đồng ý khi các cháu 18 tuổi. Mình đã làm phúc
thì phải làm cho tròn”.
Thầy đã lấy họ đẻ của mình để đặt tên cho
sáu “đứa con” lần lượt là: Vương Tâm Phúc, Vương Tâm Đức, Vương Tường
Thuý, Vương Tường Linh, Vương Tâm Hoà và Vương Tường Vi với mong muốn
các bé sau này lớn lên sẽ làm những việc có tâm có đức, được hưởng cuộc
sống an lành, không phải chịu nỗi bất hạnh như mẹ các bé nữa.
Bỏ
mặc thị phi
Sinh ra tại thành phố Hải Dương nhưng
cậu bé Lương lại không thích cuộc sống nhộn nhịp, xô bồ chốn thị thành.
Từ nhỏ, Lương rất thích đến những ngôi chùa gần nhà.
Năm 14 tuổi, cậu vẫn quyết tâm vào chùa,
ăn học rồi nương nhờ cửa Phật cho tới bây giờ. |
Một căn phòng rộng khoảng 8m2 với những
nôi những võng, những bình sữa và quần áo của trẻ nhỏ với sáu bé, dù
không rộng rãi, nhưng căn phòng lúc nào cũng luôn tràn ngập tiếng cười
nói bi bô.
Khi mới nhận bé Tâm Phúc về nuôi, nhà sư tu hành mới
hai mươi bảy tuổi, không có một chút kinh nghiệm nuôi dạy trẻ sơ sinh,
thầy phải “cắp sách” đi học từ việc bế ẵm trẻ đúng cách, cho trẻ bú bình
sữa thế nào, thay tã lót ra làm sao…. Thầy không còn được ngủ trưa, đêm
không được tròn giấc, ăn không đúng bữa…
Hơn nữa, là thành viên
của hội Phật giáo tỉnh Hải Dương, thầy phải sắp xếp vốn thời gian ít ỏi
để vừa có thể tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, lại có thời gian
chăm sóc các con của mình.
Ngồi nựng bé Tường Vi ngủ, dỗ dành bé
Tâm Hòa ăn cháo, thầy cười hiền từ: “Các cụ ngày xưa dạy không có sai
chút nào “sinh con rồi mới sinh cha” nghĩa là có con rồi mới biết cách
làm cha, chứ ngày mới chăm cháu đầu tiên tôi cũng vụng về lắm”.
Đương
nhiên, khi các bé đau ốm, thầy cũng phải thức trắng đêm trong bệnh
viện… Nhưng thầy cũng có những niềm vui khi các em học nói, gọi thầy
bằng những tiếng bập bẹ “ba, ba…”.
Thời gian đầu, khi nhận nuôi
các bé mồ côi, thầy và nhà chùa phải chịu không ít điều tiếng thị phi
quanh nơi trụ trì. Một số người trong làng xôn xao những điều không hay
về thầy “là nhà sư tu hành mà lại có những mấy đứa con nhỏ(!?)”.
Thậm
chí, cứ mỗi khi thầy đi lễ xa, họ lại kéo đến gây áp lực với sư bác và
các đệ tử, đòi trục xuất thầy khỏi chùa. Nhưng thầy bỏ ngoài tai những
điều tiếng thị phi đó…
Từ lâu, thầy Thích Thanh Lương ấp ủ mong
muốn thành lập một trung tâm từ thiện với phòng chăm sóc sức khỏe, phòng
ăn, phòng vui chơi giải trí, phòng đọc sách… Hiện tại, mọi chi phí ăn ở
của các bé đều do nhà chùa tự túc, có những lần các bé phải ăn nước
cháo mấy ngày liền vì thầy hết tiền mua sữa.
Thanh Hiệp ( bee.net)