Những nữ Phật tử đã thực hiện rất nhiều các hoạt động từ thiện và thiện
hạnh bi tâm trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, thể hiện năng lực to lớn
để đóng góp mang lại sự bình an cho chúng sinh.
Tuy nhiên, thảo luận về đóng góp
của nữ Phật tử ở một chừng mực nào đó chỉ giới hạn trong cõi người. Nhu
cầu cấp bách của thế giới hiện nay đòi hỏi phụ nữ trong Phật giáo phải
trang trải tâm từ bi đến cõi súc sinh, bởi vì loài vật hiện đang ngày
càng trở thành đối tượng bị lạm dụng và đối xử tàn ác khắp nơi trên thế
giới.
Bài viết này muốn nhấn mạnh đến những nỗ lực của một nhóm nhỏ
những nữ Phật tử ở Kuala Lumpur, Malyasia. Họ hành động cùng hướng đến
một mục đích chung, và đã có những đóng góp đáng kể đến hoạt động cứu
giúp các loài động vật hoang như cứu giúp những chú chó, mèo hoang sắp
chết vì hành động vô trách nhiệm của những người chủ và người dân thành
thị, những người đang ngày càng chạy theo lối sống hưởng lạc về vật
chất. Những phụ nữ này có niềm tin sâu sắc vào Phật Pháp, hầu hết là
những người rất bận rộn với công việc, sự nghiệp thế gian nhưng vượt qua
khó khăn đó, trong suốt bốn năm qua, họ đều thể hiện quyết tâm mạnh mẽ
trong việc cứu giúp những con vật nuôi bị bỏ hoang. Nỗ lực trả về nhà
những con vật bị lạc mà họ đã cứu thể hiện tâm từ bi và những cách thức
thông minh, thiện xảo rất đáng được đề cập trong bất kỳ bài thảo luận
nào về sự tham gia hoạt động xã hội của những nữ Phật tử.
Ði kèm với bài viết này là một đoạn video ngắn nhằm hướng đến ba
mục đích. Thứ nhất, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng nhưng lại thường bị
lãng quên của những nữ Phật tử trong hoạt động cứu giúp các con vật.
Thứ hai, nhằm nâng cao nhận thức làm thế nào để nữ Phật tử từ mọi truyền
thống văn hóa có thể góp phần đóng góp xây dựng một thế giới tốt đẹp
hơn cho những loài vật của chúng ta. Và cuối cùng, muốn khuyến khích phụ
nữ khai phát, trang trải lòng từ bi và nguồn năng lượng tích cực đến
những con vật bởi chúng cũng là những hữu tình trên thế giới này. Ðoạn
video ghi lại việc làm có ý nghĩa của những người cứu giúp loài vật
hoang và nhấn mạnh đến những chiến dịch đơn giản mà hiệu quả mà họ đã sử
dụng để mang lại cơ hội sống thứ hai cho những con vật mà họ gọi âu yếm
là “đứa con có lông” của mình.
Những thách thức đấu tranh cá nhân họ phải đối mặt là cần thêm
nhiều thành viên tham gia tình nguyện vào hoạt động, bởi thái độ phân
biệt đối xử giữa những con vật nuôi và những con vật bỏ hoang đang rất
phổ biến, và họ giải thích xác đáng tại sao có thêm nhiều phụ nữ mở rộng
trái tim và từ tâm tới những người bạn động vật. Tôi thực sự mong
nguyện rằng bài viết và đoạn video này sẽ ủng hộ thảo luận về vai trò
của nữ Phật tử trong hoạt động trợ giúp loài vật và góp thêm một khía
cạnh mới vào những chủ đề hiện tại đã được đề cập trong Hội nghị
Sakyadhita sắp tới.
Giáo
pháp Ðức Phật về loài vật
Ðạo Phật không phân biệt rõ ràng giữa loài vật và con người như
những tín đồ của tôn giáo khác, bởi Ðức Phật ủng hộ mối quan hệ đạo đức
giữa con người và loài vật. Ðạo Phật có những giới luật khẩu truyền quan
trọng rằng, sát sinh là một ác hạnh căn bản trong số những quy chuẩn
đạo đức thông thường nhất của toàn vũ trụ. Giới luật căn bản đầu tiên
trong đạo Phật là “Con xin nguyện sẽ không hủy hoại mạng sống của chúng
sinh”.
Ðây là lời phát nguyện mang giá trị đạo đức khởi nguyên từ truyền
thống đạo Phật, đó là một phần cốt lõi của tôn giáo. Ðối với một người
theo đạo Phật, xã hội không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là xã hội loài
người mà ở một mức độ rộng hơn bao gồm tất cả chúng hữu tình hay chúng
sinh.
Mối quan tâm quan trọng nhất trong quyền của loài vật/ quyền được
chăm sóc, bảo vệ là thực tế loài vật đang chịu đựng đau khổ và những đối
xử tàn ác do con người gây ra. Ðạo Phật đã nhận ra sự thật này và kịch
liệt phản đối sự ngược đãi đối với loài vật. Thứ hai, sự thật là cũng
giống như con người, loài vật cũng là đối tượng phải chịu khổ đau mà con
người liên tục gây ra. Một điều quan trọng khác cần được xem xét đó là
niềm tin rằng bất kỳ vai trò hiện tại nào của chúng sinh trong luân hồi
sinh tử (được tạo ra bởi tái sinh) là được quyết định bởi quy luật
Nghiệp.
Một số lượng lớn những câu chuyện trong tuyển tập Jataka của Phật
giáo luận giải xung quanh vấn đề những hành động thiện và ác được làm
trong quá khứ bởi nhiều loại động vật khác nhau. Liên hệ đến hiện tại,
những chúng sinh làm điều thiện được tái sinh chính là đức Phật và những
đệ tử của ngài, còn những chúng sinh làm điều ác sẽ bị tái sinh là ác
quỷ và những chúng sinh tương tự như vậy. Bởi vậy, con người có thể tái
sinh đọa thành động vật hay những cõi thấp tùy thuộc vào Nghiệp. Loài
vật thường được lấy làm ví dụ về thái độ mẫu mực mà những người Tăng sĩ
thường được khuyên nên làm trong cuộc sống của họ. Mặc dù vậy, Phật giáo
coi loài vật và con người như là một phần trong vòng luân hồi sinh tử,
dòng chảy của vũ trụ góp tạo vào sự tồn tại của các sự vật hiện tượng
theo quan điểm của đạo Phật.
Những câu chuyện kể trong tập Jataka của đạo Phật thể hiện quan
điểm nhân đạo đối với loài vật, cho thấy những phẩm hạnh mang tính người
thực sự, phẩm hạnh thiện và ác, cao cả và ác quỷ. Tuyển tập Jatakas bao
gồm rất nhiều thể loại và mức độ chuyện kể từ những điều răn dạy của
Tăng sĩ và những câu chuyện ngụ ngôn đơn giản về các loài vật đến những
câu chuyện về các động vật có lòng từ bi được tái sinh và các sử thi anh
hùng đầy cảm động khác. Trong kinh Palijataka và Jatakamala, Bồ Tát
không chỉ được thể hiện trên thế giới này mà còn trong tâm nguyện, công
hạnh từ bi và trí tuệ vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Trong tuyển tập
Jatakas, chúng ta thấy được tinh túy thái độ của Phật tử được áp dụng
hòa nhập vào đời sống, đó là tâm từ bi vô điều kiện khởi phát một cách
tự nhiên dựa trên trí tuệ nội chứng, nhằm nâng đỡ, trợ giúp tất cả những
chúng sinh khác.
Trong tuyển tập kinh Jatakas, chúng ta học được rằng từ xa xưa,
khi hóa thân là một hươu chúa, Bồ Tát đã không quản cả mạng sống của
mình để cứu độ tất cả chúng sinh khỏi sự nguy hiểm; khi hóa thân là một
chú khỉ, Ngài đã cứu mạng sống của một người thợ săn vô ơn; khi hóa thân
là một con sư tử, Ngài làm dịu đi mọi nỗi sợ hãi của tất cả những loài
vật đáng sợ; khi hóa thân là một chú vẹt, Ngài đã xả thân không chút sợ
hãi bay qua những ngọn lửa để cứu những những con vật bị mắc bẫy trong
khu rừng đang cháy; khi hóa thân là một con voi, Ngài dâng cả mạng sống
của mình để cứu người đàn ông đang chết đói; khi hóa thân là một đức
vua, Ngài đã dâng thịt của mình để cứu sống một chú bồ câu; khi hóa thân
là một hoàng tử, Ngài dành cả mạng sống của mình để cứu mạng một con sư
tử và đàn con. Tóm lại, trong kinh Jatakas, đã kể lại những công hạnh
vô ngã vị tha của một cá nhân đã giải thoát siêu vượt mọi bám chấp bản
ngã trong thế giới này. Tất cả đều thể hiện những công hạnh tự nhiên vô
tác của tâm từ bi và trí tuệ của một bậc Bồ Tát, và thông qua đó, chuyển
hóa tất cả mọi hiện hữu tồn tại thành những nỗ lực tâm linh, cho dù có
những hiện hữu dường như được cho là những điều tầm thường bên ngoài con
đường Phật Pháp. Tất cả chúng sinh đều được hiển lộ tiềm năng Phật tính
và tâm Bồ Tát vốn sẵn có trong mình.
Ðức vua Asoka cũng liên tục yêu cầu thần dân của mình đối xử với
các loài vật bằng tình tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc, và yêu
cầu phải chuẩn bị những phương tiện để chăm sóc chữa trị cho chúng. Ngài
cũng nghiêm cấm việc giết động vật cho việc cúng tế hay lễ hội. Trong
một lần tình cờ, đức vua Asoka đã cứu một số loài vật khỏi bị xẻ thịt:
“Khi tôi dành 26 năm của mình ngăn cấm việc sát sinh các loài động vật,
tất cả những con vật còn nhỏ và những con vật chưa đến 6 tháng tuổi đều
không được sát sinh.” Trật tự trong vương quốc cho thấy từ tâm của đức
vua Asoka dành cho các loài vật và thiết lập nên những ngôi nhà của các
loài vật. Trong một câu chuyện khác, trong khi đức Sakka bị kẻ thù rượt
đuổi, Ngài đã khuyên người đánh xe ngựa rằng:
"Hỡi O Matali, hãy nhìn chiếc
cột kéo xe kia,
Ðã
phá tan bao tổ chim giữa những cây bông
Ta
thà bỏ mạng bởi bọn Asuras
Còn
hơn làm hại những tổ chim này".
Do ðó, để tránh làm tổn thương những con chim hay làm hại tổ của
chúng, Matali đã đánh cho xe ngựa chạy lòng vòng. Thấy xe ngựa đột ngột
đổi hướng, bọn asuras sợ hãi ra mặt bởi nghĩ rằng một cuộc tấn công sắp
đến và chúng quay gót rút lui. Câu chuyện dẫn tới kết luận rằng Sakka
được cứu chính bởi sự quan tâm đến những chú chim, và ngụ ý rằng tất cả
chúng ta cũng nên thể hiện mối quan tâm tương tự đến mạng sống và sự an
nguy của chúng sinh khác.
Mục đích của bài viết này muốn khuyến tấn các Phật tử hãy quan tâm
đến tầm quan trọng của quyền của những loài động vật mà hầu như tất cả
mọi người đều lãng quên. Ðây là bài thực hành quan trọng nhất cho cư sĩ
và Tăng đoàn, là giới luật đầu tiên không sát sinh. Trong Phật giáo Ðại
thừa, lý týởng Bồ-tát đạo được thực hành với lý nghĩa thâm diệu, có
nghĩa rằng chứng đạt giác ngộ giải thoát là vì lợi ích của hết thảy
chúng sinh và xả thân nỗ lực để cứu độ chúng sinh vượt thoát luân hồi
khổ. Do đó, một người trở thành bậc Bồ tát nhờ khai phát được bồ đề tâm
nguyện vì lợi ích của hết thảy chúng sinh.
Tuy nhiên, hầu hết khi mọi người nghe thấy tiếng kêu cứu của một
con vật trong rãnh nước hay bị bỏ mặc trong một chiếc hộp ở nơi thuận
tiện, mọi người đều thờ ơ bước qua. Cũng có thể có chút thương cảm cho
những chúng sinh này. Có lẽ một suy nghĩ có thể chợt vụt qua trong tâm
trí họ rằng nên làm gì đó để cứu lấy những chúng sinh này. Thậm chí, một
số người có thể cầu nguyện cho chúng nhưng tất cả cũng chỉ có thế.
Nếu một con vật bị đói, bị thương hay bị ốm, hầu hết chúng đều hy
vọng đơn giản rằng ai đó sẽ phát hiện ra và chăm sóc, chữa trị đầy đủ
cho chúng. Rất nhiều người sẽ rùng mình với suy nghĩ phải gánh lấy trách
nhiệm, chịu quá nhiều sức ép như thiếu thời gian, tài chính, kiến thức
để làm thế nào để chăm sóc những con vật bỏ hoang… Tóm lại, hầu hết sẽ
bỏ mặc chúng và cho rằng chăm sóc những chúng sinh là trách nhiệm của
người khác. Bây giờ, nếu ai đó trong xã hội có những ý nghĩ như vậy, thì
sẽ có rất ít hoặc không có cơ hội cho những con vật bị bỏ hoang tồn tại
trong thế giới do con người thống trị. Thậm chí nếu họ có làm vậy, điều
kiện của chúng sẽ rất đáng thương. May mắn thay, vẫn còn những người có
tấm lòng thương cảm và thiện xảo không thể làm ngơ trước hoàn cảnh khó
khăn của những con vật bị bỏ hoang hay giúp chúng có được những giấc ngủ
ngon giấc. Họ có khả năng nhìn thấu vào hoàn cảnh của chúng và hiểu
rằng hạnh phúc cũng như khổ ðau của loài vật cũng có mối quan hệ với
hạnh phúc và khổ đau của chính con người. Do đó, họ hành động không phải
do cảm hứng bốc đồng mà bởi sự hiểu biết, lòng bi mẫn và tình yêu
thương sâu sắc đến những con vật này.
Một trong những nhóm như vậy là đội cứu trợ Metta Karuna, tuy chỉ
là một nhóm nhỏ nhưng đóng góp đáng kể của những nữ Phật tử đến từ Kuala
Lumpur, Malaysia vân tập cùng nhau vì một mục đích chung rất cao cả. Sứ
mệnh của họ là cứu những con chó, mèo khỏi cái chết cận kề bởi những
hành động vô trách nhiệm của những người chủ và của những người dân
thành thị đang ngày càng chạy theo lối sống thiên về vật chất. Những phụ
nữ này sẽ không bao giờ chọn lựa “sát sinh động vật vì tâm từ” và sợ
rằng rất nhiều cá nhân và một số tổ chức động vật tán thành biện pháp
này để giảm bớt số lượng ðộng vật bị bỏ hoang. Với niềm tin tưởng sâu
sắc rằng tất cả chúng sinh đều có quyền được sống, những phụ nữ này,
những người có tín tâm sâu sắc vào Phật pháp mặc dù đa số họ là những
người có sự nghiệp rất bận rộn với công việc thế tục của mình, cho thấy
quyết tâm và lòng từ bi trong việc cứu giúp những con vật nuôi bị bỏ
hoang trong suốt 4 năm qua.
Tổ chức cứu trợ động vật bỏ hoang
Metta Karuna ra đời như thế nào ?
Chắc hẳn mọi người đều cho rằng tất cả thành viên trong nhóm Metta
Karuna luôn có mọi nguồn lực, kiến thức, thời gian và năng lực cho công
việc này. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy. Mặc dù tất cả đều dành
cho các loài vật một tình yêu thương vô bờ, tuy nhiên ban đầu họ không
có dự định thiết lập tổ chức cứu trợ động vật hay đáp ứng tiêu chuẩn của
một công việc cứu giúp những con vật nuôi. Ðiêu này xảy ra do những
nguyên nhân và điều kiện tình cờ khiến họ mở rộng trái tim và tâm huyết
đến những con vật nuôi.
Vào tháng 7 năm 2005, những thành viên sáng lập ra tổ chức, Agnes
Cheong, Ho Yuen Foon và Sumitra Siew tham gia vào một cuộc tìm kiếm
những chú chó canh gác cho một ngôi tự viện ở trong rừng để chống trộm.
Không thể làm ngơ trước lời yêu cầu này bởi lòng kính trọng với người
chủ ngôi tự viện, họ bắt đầu tìm kiếm những chú chó ba tháng tuổi giống
đực. Cuộc tìm kiếm loại giống chó to khiến họ tìm đến một vài tổ chức
chăm sóc động vật như SPCA, PAWS, puppy.com, và cuối cùng một phụ nữ cứu
giúp động vật người Ðài Loan không chỉ tình cờ có những chú chó đáp ứng
được yêu cầu của người chủ tự viện mà còn sẵn lòng mang chúng đến ngôi
tự viện.
Ba tháng sau, Agnes, một phụ nữ về hưu đã cứu chú mèo đầu tiên của
bà từ một cống thoát nước trước nhà hàng xóm. Nhớ đến người phụ nữ
ngýời Ðài Loan chuyên cứu giúp các con vật, Agnes đã nhờ người phụ nữ
này chăm sóc con mèo cho bà. Tuy nhiên, người phụ nữ Ðài Loan đã có
những kế hoạch khác. Ngay sau đó, người phụ nữ xuất hiện ở cổng nhà
Agnes, mang theo công thức pha sữa cho mèo, một chai nhỏ và một tấm đệm
lót ấm áp. Cô nhờ Agnes chịu trách nhiệm trông nom chú mèo đực 10 tháng
tuổi và nhanh chóng dạy cho Agnes cách phải làm như thế nào. Về sau,
Agnes nhớ lại, “Tôi rất biết ơn cô ấy (người phụ nữ Ðài Loan) vì những
bài học căn bản này. Nếu cô ấy mà mang chú mèo về nhà chắc sẽ chẳng có
chuyện gì để kể. Nana đã trở thành một chú mèo lớn vô cùng đáng yêu, cậu
đã được 3 năm 3 tháng tuổi rồi và cậu sẽ tiếp tục ở với tôi.”
Sau đó vào cuối tháng 4 năm 2006, Angeline, cũng là một phụ nữ về
hưu đã tìm thấy hai chú chó nhỏ bị bỏ rơi ở chùa Maha Vihara gần cầu
Brickfields khi bà đi cầu lễ trăng non puja. Sau lễ puja, bà mang đến
cho Agnes xem những chú chó nhỏ. Bây giờ, Agnes đã khá nổi tiếng là một
người cứu giúp động vật nuôi, do đó trở thành người tư vấn cho bạn bè cô
ở trong đền. Về sau, những Phật tử khác, Lim Lay Chin and Khoo Hooi
Chin cũng tham gia vào hoạt động này, cho chúng ăn, mang con vật bị ốm
đến bác sĩ thú y và thậm chí dán quảng cáo tìm người nhận nuôi những chú
chó này ở chuồng của chúng vào ngày hôm sau. Ðối với họ, niềm vui nhất
là hai học sinh của trường Sunday đến nhận nuôi chúng. Việc nhận nuôi
đầu tiên này đã vô cùng khích lệ họ và đánh dấu sự bắt đầu công việc tìm
và cứu giúp những con vật nuôi.
Năm tháng sau, một lần nữa Agnes lại nhận được một cuộc gọi rất
phiền não từ một ngýời chị em khác trong đạo tràng, Savinder Kaur Gill,
một người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường đã tìm thấy một chú mèo cái
3 tháng tuổi tại một khu trồng cọ trong làng dân tộc cách Kuala Lumpur
250 km. Savinder, người phát hiện ra chú mèo đang lê lết chiếc chân trái
khi bước đi, không thể chịu nổi khi bỏ đi để mặc cho chú mèo què ở
trong mưa mà không có thức ăn và chỗ ngủ. Ðược sự giúp đỡ của Agnes,
Savinder mang chú mèo, tên là Einder về Agnes ở Kuala Lumpur để chữa
trị. Rất nhiều sự kiện liên quan đến Einder, chú mèo với đốt xương sống
bị cong và hệ thần kinh bị tổn thương do một tai nạn (trước khi được cứu
về) và được mang đến những nữ Phật tử và cùng nhau cuối cùng họ thành
lập nên tổ chức mà bây giờ được gọi là “Ðội cứu trợ Metta Karuna” gồm có
7 thành viên và tất cả nều là những nữ Phật tử.
Sứ
mệnh
Mặc dù họ bắt đầu công việc với không nhiều kiến thức và nguồn hỗ
trợ, nhóm cứu trợ Metta Karuna thành lập được bốn năm thực tế đã đi được
một chặng đường dài từ khi phát hiện ra chú mèo con đầu tiên. Họ mạnh
dạn hơn và có nhiều nguồn hỗ trợ để tiến hành nhiệm vụ cứu những động
vật mà hầu hết chúng sẽ xấu hổ và chạy mất. Nhóm có ba mục tiêu chính:
1. Cứu những con vật nuôi nhỏ bị tách khỏi mẹ và bỏ rơi bên lề
đường, bãi rác, đền chùa…
2. Tìm nhà cho chúng để chúng có thể nhận được tình thưõng và sự
chăm sóc không còn bị bỏ đói hay bị xe cán
3. Hạn chế số lượng những con vật nhỏ bị bỏ hoang bằng cách không
cho chúng sinh sản.
Có thể rất nhiều người cho rằng điều này là độc ác, nhưng tổ chức
này khẳng định rằng trong hai tội ác, điều này sẽ tốt hơn vì chủ yếu cứu
được số động vật không trở thành nạn nhân của việc lợi dụng, tránh khỏi
đau đớn trong những tai nạn đói khát và thiếu dinh dưỡng.
Tạm ước Operandi
Những phụ nữ từ 34 đến 61 tuổi hầu hết vẫn còn đang đi làm, nhưng
bất chấp cuộc sống bận rộn, họ vẫn chọn con đường giúp đỡ những con vật
bỏ hoang, chủ yếu là những chú mèo, bất cứ khi nào họ có thể và cũng
không quan tâm đến ý nghĩa đằng sau những hành động này của họ. Ðiều này
giải thích tại sao những phụ nữ này không để những con vật hoang ở quá
lâu mà cố gắng mang chúng trở về nhà càng sớm càng tốt bởi khi chúng
càng lớn, càng ít cơ hội hơn cho chúng. Do đó, nhóm Metta Karuna đặc
biệt là Agnes và Sumitra, chỉ đóng vai trò như những người nuôi nấng tạm
thời cho đến khi tìm được một ngôi nhà phù hợp và có ích cho chúng.
Khi những thành viên trong đội hay những người bạn thân cứu được
một con vật bị bỏ rơi (họ thường âu yếm được gọi là đứa con nhỏ có
lông), đầu tiên nhóm sẽ cho chúng ăn, chăm sóc và tắm cho chúng. Những
con vật này được đối xử như ở nhà trừ khi chúng bị ốm hay bị thương sẽ
được mang đến bác sĩ thú y để chữa trị. Việc chăm sóc chúng như ở nhà
gồm có kê đơn thuốc làm tẩy giun và tẩy bọ chét, ve, và những loài kí
sinh bằng cách xịt thuốc chống kí sinh. Những con vật này cũng được huấn
luyện cách đi vệ sinh đúng nơi quy định khi chúng được khoảng năm tháng
tuổi. Ðể phân biệt và cũng là cách thể hiện tình thương dành cho chúng,
mỗi con vật được đặt tên theo vị trị của bảng chữ cái, theo thứ tự được
mang về, luôn luôn ghép với một phần tên của người ðã cứu chúng.
Ngay sau khi tìm thấy một con vật, cả nhóm luôn sẵn sàng tìm kiếm
những người nhận nuôi. Họ chụp những bức ảnh những con vật này rồi quảng
cáo để mọi người đến nhận nuôi. Những con cái ít nhất từ sáu tháng tuổi
sẽ được phun thuốc triệt sản và sau đó được trả về nhà trong khi những
con đực có thể được nhận nuôi bất kì lúc nào nhưng sẽ bị cắt bỏ bộ phận
sinh dục khi chúng đến tuổi.
Trong đội, ðặc biệt thông qua Yuen Foon, người làm việc trong một
viện nghiên cứu lớn của chính phủ và Agnes, tiến hành rất nhiều chiến
dịch khác nhau, bằng cách nói với bạn bè, đồng nghiệp, người thân và
thậm chí cả sinh viên ở trường Phật giáo Ngày chủ nhật, trong đó tất cả
các thành viên trong đội đều tham gia tích cực. Một chiến dịch khác là
thành lập các cửa hàng tại những điểm mua bán tổng hợp, những chợ cóc
cũng như tổ chức các sự kiện gây quỹ do các tổ chức Phật giáo. Mèo được
nhốt trong lồng và quảng cáo bằng cách treo những biển ghi tóm tắt lợi
ích của việc chăm sóc động vật cũng như số phận những con thú này sẽ bị
bỏ rơi. Internet và mạng nội bộ văn phòng cũng rất hữu ích trong việc mở
rộng quảng cáo. Trong số 55 con vật được cứu giúp trong 4 năm qua, 48
con đã được trở về nhà an toàn nhờ những chiến dịch đơn giản mà hiệu quả
của cả nhóm.
Trường hợp những chú mèo đã lớn tuổi, sẽ khó khăn hơn cho chúng để
tìm được nhà, chúng được giữ lại, triệt sản rồi sau đó lại được thả về
nơi chúng được tìm thấy. Agnes nuôi hai chú mèo bị lạc, đặt tên là
Einder và Nana bởi vì điều kiện y tế không cho phép chúng được thả đi
hay nhận nuôi bởi các nhà khác.
Quá trình trở về nhà
Cả nhóm không chỉ nghĩ đến nơi quảng cáo những con vật này mà còn
làm thế nào để quảng cáo chúng. Qua thời gian, cả nhóm cũng nhận ra rằng
phương pháp hữu ích nhất là khuyến khích thu hút những người có khả
năng nhận nuôi và đặt ra một vài kế hoạch nhằm làm giảm bớt gánh nặng
cho những người nhận nuôi. Ví dụ, nhóm sẽ chịu chi phí cho việc triệt
sản, giao hàng miễn phí đến tận nhà và tư vấn miễn phí (thậm chí sau
nhiều tháng và nhiều năm), huấn luyện chúng cách đi vệ sinh đúng chỗ
trước khi được về nhà, cung cấp đồ chơi miễn phí và rất nhiều các quà
tặng khác hoặc tài trợ mua lồng cho chúng. Chiến dịch gần đây nhất là
những chú chó, mèo được nhận nuôi về sẽ cung cấp đồ ăn với giá rẻ. Ngoài
việc cho ăn, các thành viên trong đội còn chơi ðùa và tắm rửa cho
chúng.
Trong đội, Hooi Chin sẽ chịu trách nhiệm soạn mẫu cho những người
có thể nhận nuôi để chắc rằng họ là những người nhận nuôi phù hợp. Những
người nhận nuôi này phải kí vào mẫu đăng kí và cam kết rằng sẽ không
lạm dụng hay gây thương tổn cho chúng dưới bất cứ hình thức nào. Ví dụ:
bỏ bê súc vật, để chúng đi lang thang bên ngoài mà không chăm sóc trong
thời gian dài, cắt đuôi của chúng, cắt móng vuốt của những chú mèo, sử
dụng chúng như những chú chó gác cổng và bỏ mặc không cho ăn uống. Bản
cam kết còn yêu cầu người nhận nuôi phải tìm cho chúng sự chăm sóc về y
tế và không được từ chối cho chúng được điều trị y tế. Những người mới
nhận nuôi còn được yêu cầu cam kết cho mèo của mình triệt sản do đội
Metta Karuna phụ trách khi chúng đến tuổi sinh sản. Nhóm Metta Karuna
luôn chi trả chi phí phẫu thuật (đây là một phần trong chiến dịch khuyến
khích dành cho người nhận nuôi)
Nhóm Metta Karuna không trốn tránh trách nhiệm cứu giúp những con
vật nuôi khi chúng bị ruồng bỏ. Ngược lại, nhóm yêu cầu những người nhận
nuôi cho phép họ thường xuyên đến nhà kiểm tra vào khoảng thời gian mà
họ chấp thuận. Họ thường xuyên mang những chú mèo về để triệt sản sau đó
mang trả lại cho chủ của chúng.
Mặc dù trả lại vật nuôi hoàn toàn không được khuyến khích, nhưng
cả nhóm đều rất thực tế trong việc mong chờ ở những chủ nhân khi họ hiểu
rằng không phải tất cả những người nhận nuôi đều sẽ đối xử tốt với
những con vật nuôi và ngược lại. Do đó, có một điều khoản cho phép trả
lại vật nuôi trong vòng 15 ngày sau khi nhận về nếu thấy chúng không hợp
với các thành viên của gia đình và môi trường xung quanh. Tuy nhiên,
rất nhiều những chú mèo bị trả về sau hạn 15 ngày. Vì tình yêu thương,
những thành viên trong nhóm không có sự lựa chọn nào khác là chấp nhận
những chú mèo và lại bắt đầu quá trình tìm kiếm nhà cho chúng một lần
nữa.
Nhóm giữ một quyển sổ theo dõi ghi lại chi tiết tên của những con
vật nuôi, người ðã cứu chúng và ngày, địa điểm được cứu, tuổi khi chúng
đầu tiên đợc mang về, quá trình chăm sóc y tế cũng như những thông tin
chi tiết về quá trình nhận nuôi, tên người nhận nuôi và thông tin liên
lạc của chủ mới. Với quyển sổ ghi chép đơn giản này, nhóm có thể theo
dõi được số lượng con vật được cứu và tỉ lệ thành công của quá trình
chúng được nhận về nuôi. Quyển sổ cũng chú trọng việc ghi lại những bài
học rút ra từ việc cứu mỗi con vật để cẩn trọng hơn không lặp lại những
việc làm không mang lại kết quả với những con vật được cứu cũng như toàn
bộ quá trình trả chúng về nhà. Ví dụ: một lần, một người nhận nuôi từ
chối cho phép đội mang chúng đến tận nhà, thay vào đó, chú mèo sẽ được
nhận về ở văn phòng. Chú mèođðã khóc trong suốt lúc được nhận về và ngày
hôm sau không có lí do rõ ràng nào khiến chú khóc quá nhiều đến mức họ
phải mang chú đến văn phòng để một thành viên trong nhóm có thể dỗ dành
được. Ðiều này làm tổn thương chú mèo vì quá trình nhận về nuôi không
được thực hiện đúng cách. Do đó, nhóm sẽ không bao giờ trao một con vật
nào mà chúng không có mối thiện cảm với chủ mới của chúng.
Gây quỹ
Ban đầu, các thành viên trong nhóm cùng nhau quyên góp và thành
lập một quỹ nhỏ tên là Quỹ dành cho những người bạn mà dựa vào những
đóng góp mang tính tình thế. Về sau, những người bạn và những người hàng
xóm nhận ra việc làm tích cực của họ và bắt đầu quyên góp khuyến khích
cả nhóm tiếp tục hoạt động phục vụ những loài vật đáng thương. Nhóm cũng
cố gắng tạo ra nhiều biện pháp ủng hộ những con vật như là viết thuyết
minh cho những cuộc thi mà ít nhất cũng có thể giúp mang lại cho chúng
một chút thức ăn và dầu tắm trong vài tháng. Phí thức ăn hàng tháng và
những lần đến thăm nhà cũng góp phần duy trì những nỗ lực của cả nhóm.
Gần đây, Quỹ những người bạn nhận được sự tài trợ lớn từ một tổ chức
Phật giáo.
Tác động đến cuộc sống của những
người cứu trợ
Theo giáo lý đức Phật, lợi lạc của việc ban trải tình thương và
lòng từ bi sẽ tích tụ lại dành cho những người sẵn sàng mở lòng từ bi
nhất. Ðức Shantideva trong sự hướng đạo tới con đường Bồ tát đạo đã dạy
rằng:
"Bất kì niềm hỷ lạc nào trên thế giới này
Tất cả đều xuất phát từ mong nguyện người khác được hạnh phúc
Và bất kỳ khổ đau nào trên thế giới này
Ðều xuất phát từ mong cầu làm bản thân mình hạnh phúc".
Do đó, thấu hiểu được điều này chúng ta nên mang lại hạnh phúc cho
người khác hơn là chỉ tập trung mang lại hạnh phúc cho bản thân. Bồ đề
tâm cũng sẽ được khai phát thông qua 7 chỉ dẫn tinh túy về luật nhân
quả: coi tất cả chúng sinh như từ mẫu sẽ trở nên quan tâm hơn đến lòng
tốt của họ, khởi phát mong nguyện muốn đáp trả lại lòng tốt, tình yêu
thương, lòng từ bi của họ, có thái độ tâm nguyện chứng đạt được giác ngộ
giải thoát.
Trong trường hợp của đội cứu trợ Metta Karuna, hầu hết các thành
viên trong nhóm đều đã quen với chúng từ khi chúng còn nhỏ, đặc biệt
những chú chó. Tuy nhiên, do họ làm công việc cứu giúp động vật, đã có
những thay đổi về nhận thức của họ về loài vật. Trong khi Sumitra,
Savinder, Hooi Chin và Lay Chin đã quen với những chú chó, mèo từ khi
chúng còn nhỏ, phải mất một thời gian để Angeline and Yuen Foon quen với
những chú mèo. Angeline là người đã nhận thức rõ hơn về các loài vật và
yêu quý những chú mèo hơn trong vòng 4 năm qua. Cô cho biết: “Công việc
cứu trợ rất bổ ích, vì thế giờ đây bất cứ khi nào có tin tức gì về loài
vật (bao gồm những con mèo), tôi đều phấn khởi tìm đọc.” Yuen Foon,
người không bao giờ động chạm đến hay thích, cho phép những con mèo ở
bất cứ đâu lại gần, giờ đây cô cũng thấy ngạc nhiên thú vị khi thấy mình
nuôi dưỡng những một chú mèo, và đặt tên Wamma đã ở cùng cô được hai
năm. Tình yêu thương và lòng từ bi thực sự đã được lan tỏa. Nhìn cách
Yuen Foon đã thay đổi, mẹ cô, người không bao giờ cho phép mèo vào trong
nhà cũng bị lay động và chấp nhận Wamma là một loài vật nuôi trong nhà.
Cha của Yuen Foon, người thường đuổi các chú mèo đi bây giờ cũng giúp
cho mèo ăn bất cứ khi nào hai mẹ con đi vắng.
Tất cả thành viên của nhóm đều hiểu rằng nguồn sức mạnh tập thể là
rất quan trọng, việc trả về nhà một con vật bị bỏ hoang không thể thực
hiện được nếu chỉ có một mình. Sumitra cho biết hiện nay cô đối xử với
các con vật bị bỏ hoang rất khác so với trước khi tham gia vào công việc
này. Sumitra cho biết “Lần trước, tôi thường đem những con vật bị bỏ
rơi về nuôi và nếu không thể xoay sở để nuôi chúng, tôi sẽ thả chúng đi
khi chúng có thể tự bảo vệ mình. Tôi không hề có ý nghĩ rằng sẽ mang trả
chúng về nhà khác và tìm người nhận nuôi chúng.” Savinder cũng chia sẻ
cảm giác tương tự và bây giờ cô nhận thức rõ hơn rằng có một cách khác
không phải tạo áp lực lên mỗi thành viên trong nhóm phải chăm sóc những
con vật bọ bỏ rơi.
Câu chuyện thấm thía nhất khiến Agnes đã hoàn toàn thay đổi là từ
khi cô cứu chú mèo đầu tiên, Nana. Agnes, người không bao giờ quan tâm
quá nhiều đến những con vật, chăm sóc chúng nhưng giờ đây bỗng nhiên
trào dâng tình yêu thương sâu sắc trong trái tim cô trong quá trình cô
chăm sóc cho Nana. Từ đó, Agnes đã đi tìm cứu giúp những con vật bị bỏ
hoang, mỗi khi nghe thấy tiếng khóc ở bất cứ đâu, Agnes đều mở cánh cửa
trái tim mình và cho Nana và Einder cư ngụ, chăm sóc chúng về y tế và sẽ
không bao giờ cho ai nhận nuôi chúng nữa.
Những thử thách và đấu tranh cá
nhân
Công việc cứu giúp những con vật nuôi là một nhiệm vụ khó khăn và
buồn tẻ, với rất nhiều đêm mất ngủ và những xáo trộn về tình cảm. Một
lần, Agnes phải bế một chú mèo mới bị mổ suốt cả ðêm vì sợ rằng chú sẽ
liếm vào vết mổ hay nó sẽ bị cọ xát vào lồng. Những ðêm mất ngủ là một
phần bình thường trong chăm sóc những chú mèo mới sinh bởi phải cho
chúng ăn sau mỗi hai đến ba tiếng. Chính điều này Agnes đã làm cho hai
chú mèo Nana và Sumitra cho đứa con Ari. Agnes và Sumitra đã chăm sóc
cho chú mèo ba ngày tuổi Ari cho chúng ta thấy rằng chúng ta có thể chăm
sóc những con vật bị bố mẹ chúng bỏ rơi. Những phụ nữ này đã chứng minh
rằng những định kiến chung của mọi người về chăm sóc những chú mèo con
mới đẻ là một nỗ lực vô ích là hoàn toàn sai lầm.
Hầu hết các thành viên trong nhóm đều phải đối mặt với những than
phiền từ phía gia đình, bạn bè bởi họ không thể chịu nổi mùi hôi, tiếng
ồn và chủ yếu là sự xuất hiện của chúng trong nhà. Một lần chị của Agnes
than phiền rằng “Anh có thể thức dậy chỉ vì một tiếng mèo kêu ở đằng xa
nhưng không thể dậy nổi kể cả khi những tên trộm đã khoắng sạch cả
nhà.” Angeline nhớ lại một tai nạn khi chị dâu cô một lần bắt gặp cô
đang ngồi xổm bên một gian hàng lộng lẫy của khu chợ bên đường khi đang
quảng cáo việc nhận nuôi những chú chó mèo này khi chúng đang bị nhốt
trong lồng bên đường. Mẹ cô tình cờ biết được về chuyện này và sau đó
Angeline không dám về nhà ăn tối mà cô đến thẳng ngôi chùa Phật dự lễ
puja.
Yuen Foon and Savinder than vãn rằng một số thành viên trong gia
đình không ủng hộ và nói những câu đại loại như “Tại sao lại dính dáng
đến công việc này? Cô không thể cứu được cả thế giới đâu.” Thậm chí như
vậy, những thành viên trong đội vẫn hoàn toàn đồng ý rằng nếu họ không
thể cứu tất cả những con vật nuôi bị bỏ hoang trên toàn thế giới thì họ
cũng mang lại một sự khác biệt rõ rệt với cuộc sống của những con vật mà
họ đã cứu, bản thân điều này đã có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả các
thành viên của đội.
Những khó khăn khác xuất phát từ những người nhận nuôi do sự bốc
đồng và mang trả lại chúng ngay sau đó. Agnes cho biết “đôi khi thấy rất
buồn khi biết rằng có những người ban đầu tỏ ra rất tử tế và sẵn lòng
nhưng hóa ra họ lại là những người chủ vô trách nhiệm”. Có những người
nhận nuôi khi chúng còn bé rồi lại ruồng rẫy chúng, đặc biệt khi chúng
đã lớn hơn, khiến chúng khó khăn hơn khi được nhận nuôi về một lần nữa.
Ðôi khi niềm vui của việc tìm thấy người nhận nuôi chỉ kéo dài ngắn ngủi
khi những người nhận nuôi có vẻ tiềm năng này lại thay đổi quyết định
sau khi đăng ký ở chợ động vật nuôi trong nhà. Khi những con vật này bị
trả về, cả đội lại cố gắng tìm kiếm trao trả chúng về nhà một lần nữa.
Sự thờ ơ của những ngýời chủ mới cũng là một thử thách không nhỏ
đối với toàn đội. Có những lần khi các thành viên trong đội nhận được
điện thoại từ những người chủ mới nói rằng những con vật nuôi đã bỏ đi
hoặc bị chết do tai nạn hay ăn phải thuốc chuột. Sự thiếu quan tâm hay
hoàn toàn thờ ơ của những người chủ mới khiến cả đội rất cẩn trọng và
chọn lựa kỹ càng người nhận nuôi. Một số thành viên cũng trở nên sợ nghe
tiếng điện thoại vì sợ phải nghe những tin xấu. Tuy nhiên, cả đội đều
thấu hiểu rằng bản chất con người và chấp nhận rằng những điều này là
không thể tránh khỏi và phải vượt qua những thử thách như vậy để tiếp
tục công việc.
Kết luận
Theo lời dạy của đức Phật, không có loài vật nào chưa từng là mẹ
của chúng ta vì chúng ta đã tồn tại từ vô thủy kiếp. Hạnh phúc của chúng
ta có liên hệ mật thiết với người khác bởi vì tất cả chúng ta đều có sự
tương tác lẫn nhau trong một hệ thống đa dạng của đời sống. Ðể chứng
đạt giác ngộ giải thoát, chúng ta phải có lòng từ bi mà pháp thực hành
chính yếu tố là Bồ đề tâm, căn nguyên của tất cả sự chứng ngộ. Do đó, dù
chúng ta thực hành Nam truyền và Bắc truyền, thì gián tiếp hay trực
tiếp đều phải thực hành khởi phát, trưởng dưỡng Bồ để tâm. Bồ đề tâm là
nguồn gốc cho mọi sự chứng ngộ và đó là một điều tiên quyết vô cùng quan
trọng trong con đường tu tập Phật giáo Ðại thừa.
Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ đội cứu trợ Metta
Karuna. Qua những thiện hạnh của họ chỉ cho chúng ta thấy rằng không mất
quá nhiều để đến với những người bạn động vật của chúng ta. Tất cả cần
đến chỉ là một chút hiểu biết, một chút kiến thức cơ bản về chăm sóc
loài vật và một trái tim nhân ái. Tôi rất cảm động và ngạc nhiên về
những công hạnh tuyệt vời của họ trong việc giúp đỡ những con vật hoang
mặc dù tất cả họ đều còn rất bận rộn với cuộc sống hàng ngày. Tôi có đến
thăm họ mấy lần và cách họ trông những con vật, tổ chức việc nhận nuôi
cho chúng và cung cấp thức ăn, chăm sóc y tế, mọi thứ đều hoàn hảo. Theo
tôi, đây là một cách rất tốt để xã hội có thêm nhiều người tham gia vào
đạo Phật. Ðồng thời tôi khuyến tấn mọi người ðặc biệt là phụ nữ trên
mọi nẻo đường của cuộc sống hãy bắt đầu những dự án như vậy bởi phụ nữ
thường từ bi và quan tâm hơn, và đây cũng không phải là một công việc
nặng nhọc cần đến sức lao động chân tay. Ðiều lợi lạc chúng ta nhận được
từ công việc này là vô kể bởi những loài động vật thực sự đang rất cần
được bảo vệ. Như chúng ta nói, người bạn trong lúc hoạn nạn mới là nguời
bạn tốt, tôi chắc rằng những người bạn động vật đáng yêu của chúng ta
sẽ làm chứng cho điều này. Cuối cùng, xin kết luận bài viết bằng lời dạy
của đức Dalai Lama đời thứ 14:
“Trong quá trình chúng ta đến với cuộc sống này, thực tế hay nói
một cách khác, sự thật cơ bản mà chúng ta đối mặt một cách hiển hiện là
nhu cầu đạt được hòa bình, sự an toàn và lợi lạc. Những hình thức cuộc
sống khác nhau ở những mức độ khác nhau tạo nên những dân cư đông đúc
trên trái đất này. Và dù cho họ có thuộc tầng lớp cao hơn như con người
hay nhóm động vật thấp hơn là loài vật, về căn bản tất cả chúng sinh đều
mong cầu hòa bình, yên ổn và bình an. Ðối với một sinh vật không biết
nói cũng như đối với một con người, cuộc sống đều rất đáng quý. Thậm chí
những loại côn trùng nhỏ bé nhất cũng mong tìm kiếm sự bảo vệ giữa
những mối nguy hiểm đang đe dọa rình rập cuộc sống của nó. Chính vì mỗi
chúng ta ai cũng muốn hạnh phúc và sợ khổ đau, vì mỗi chúng ta ai cũng
muốn sống và không muốn chết, và tất cả những chúng sinh khác cũng đều
như vậy".
Người
dịch: TN. Huệ Ðức