Chụp ảnh để tu thiền, làm phúc
Dù đã liên lạc với thầy từ trước, nhưng khi PV đến,
thầy Phương luôn bận rộn trước những công việc của nhà chùa, viết sớ
cho các phật tử đến dâng hương, làm ảnh gửi đăng báo... Thấy chúng tôi
hơi ngạc nhiên về điều này thầy liền giải thích: “Phải làm như vậy thì
thầy và nhà chùa mới có thêm thu nhập để ủng hộ trẻ em nạn nhân chất
độc da cam, trẻ mồ côi trên địa bàn của địa phương đều đặn được”.
|
Đại đức Thích Thanh Phương giới thiệu bộ ảnh chụp hoa Đào Thất Thốn với phóng viên
|
Thầy tâm sự: “Bộ ảnh về cây đào Thất Thốn được thầy
chụp vào dịp tết Tân Mão 2011 đến giờ thầy mới đem ra trưng bày, bộ ảnh
gồm hai mươi lăm bức ảnh chụp tại Nhật Tân. Toàn bộ số ảnh này đã được
các DN mua hết, trong đó Vietnam Airlines mua 3 bức. Trước đó, có
người đã trả đến năm mươi triệu cả bộ”.
Nói về việc này, thầy Phương bảo: “Chụp ảnh cũng là một
cách để tĩnh tâm, tu thiền cao cấp. Có đi thì người ta mới có trải
nghiệm hiểu được vạn vật chúng sinh biết được những con người cần trợ
giúp”. Thầy cho biết thêm: “Khi đi chụp ảnh ở các vùng sâu vùng xa tận
mắt thấy cuộc sống khó khăn của người dân, của những trẻ nhỏ ở. Về đến
chùa thầy lại cùng các phật tử chuẩn bị quà, tiền mang đến tận nơi để
trợ giúp cho họ”.
Làm công tác từ thiện cũng hết khá nhiều tiền mà nguồn
thu chính của chùa nơi thầy đang chủ trì là tiền công đức của các phật
tử bốn phương cũng không được nhiều, lại còn phải dành một phần chi phí
tu bổ chùa. Thầy chia sẻ: “Thầy chụp ảnh đăng các báo, tạp chí, lấy
tiền làm từ thiện, thu nhập từ ảnh cũng không hề nhỏ. Nguồn thu từ ảnh,
thầy để làm từ thiện, còn một phần để đầu tư lại vào máy, đồ nghề”.
Chụp bằng tâm - trí - khí
Khi đề cập đến kỹ thuật chụp ảnh Đại đức Thích Thanh
Phương chia sẻ: “Để có được một tác phẩm nghệ thuật người chụp ảnh cần
hội tụ năm yếu tố Tâm, Trí, Thần, Khí, Nghệ”.
“Một người thợ chụp ảnh trước khi bấm máy ghi lại những
hình ảnh thì cần có cái tâm, nghiền ngẫm xem ta đã có cái tâm trong
sáng và tận tụy với cộng đồng hay chưa, phải chụp ảnh bằng tâm bức ảnh
mới khiến người xem xúc động. Có được chữ tâm rồi người cầm máy cần
phải có chữ “Trí”, trí ở đây chính là trí tuệ, phải biết sử dụng phương
tiện mình đang nắm giữ để chụp được một bức ảnh đẹp về bố cục, màu
sắc…bức ảnh phải mang tính nhân văn sâu sắc.
Ngoài ra, theo thầy Thích Thanh Phương răn dạy thì
người chụp ảnh cần biết rung động trước các sự vật hiện tượng xung
quanh mình, để bức ảnh có cái thần… Nói chung người chụp ảnh trước khi
chụp cần nhìn sự vật bằng tính nhân văn, hướng thiện cao cả mới có thể
thổi hồn vào tác phẩm của mình được.
Một số bức ảnh chụp từ bộ ảnh hoa Đào Thất Thốn của Đại đức Thích Thanh Phương:
Thầy Phương rất tâm đắc với bộ ảnh này
|
|
Theo Nguyễn Hạnh - Quỳnh Anh - Infonet