Nằm
khuất sâu trong làng Nhân Mỹ, ngôi chùa Nhân Mỹ từ lâu đã trở thành
“giảng đường” của lớp học đạo Khổng Tử, học thư pháp, học những giá trị
đạo đức truyền thống mà trong xã hội hiện đại, rất nhiều người đã lãng
quên. Điều đặc biệt của lớp học đó không chỉ là những người có niềm đam
mê nghệ thuật thư pháp mà còn là lớp học “hướng thiện”, giúp họ tìm
đến những khoảng lặng bình yên cho tâm hồn. Lớp học không phân biệt già
trẻ, gái trai, sang hèn, một lớp học có đầy đủ lứa tuổi, đặc biệt hơn
nữa lớp học này là lớp học hoàn toàn miễn phí.
Thầy Lê Trung Kiên (chuyên viên Vụ Phật giáo) - người đã nhiều năm gắn bó với chùa Nhân Mỹ tâm sự:“Các
bạn học viên tham gia lớp học sẽ được nghe thuyết giảng về đạo Khổng
Tử, về cái “Đức” chữ “Nhân”, về trí quân tử, phải dùng đức dùng nhân,
dốc lòng vì người, dù khó khăn đến đâu cũng không được bỏ cuộc...”.
Thầy Kiên say mê giảng ý nghĩa của từng con chữ, giá trị đạo đức trong Nho học
Một học viên của lớp chia sẻ:“Thư
pháp là một bộ môn nghệ thuật khó, không phải ai cũng học được, trước
tiên là sự đam mê, sau đó là kiên trì, nhẫn nại học ý nghĩa của từng
chữ và luyện viết từng nét, người học thư pháp phải thật tĩnh tâm…”
Chẳng
vì thế mà Nguyễn Đức Cường sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế đã
vượt một quãng đường rất xa từ Hà Đông tìm tới lớp học rất sớm để xin
được học chữ, Cường chia sẻ: "Em
được một người quen giới thiệu vào lớp học, em rất thích thư pháp nhất
là lớp học không chỉ học chữ mà còn được nghe thầy giảng đạo của Khổng
Tử, lớp học lại ở trong chùa rất thanh tịnh và bình yên…”.
Các học viên chăm chú nghe thầy giảng đạo
Học viên lớn tuổi nhất của lớp 76 tuổi, học viên nhỏ tuổi nhất học lớp 7
Bác Năm học viên hơn 60 tuổi của lớp bộc bạch:“Tôi
tới lớp học và luyện chữ được hơn 3 tháng, tôi hay vào chùa giúp nhà
chùa một số công việc như quét dọn… nên biết lớp học. Tới lớp học chữ,
học đạo nhất là được học với nhiều người bạn mới cùng tuổi và nhiều bạn
trẻ giúp tôi vui hơn…”.
Các học viên mới được học viên cũ chỉ dẫn tận tình từ cách cầm bút
Nguyễn
Hoài Thu (Đại học Ngọai ngữ): "Nhìn thì đơn giản nhưng không hề đơn
giản, mình chỉ học viết nét ngang mà mất đến 3 tháng..."
Có những học viên vừa đi học chữ, học đạo và kiêm luôn nhiệm vụ... "trông con"
Con
chữ chỉ là phương tiện, là cái phần bên ngoài để nhà thư pháp chuyển
tải những đạo lý ẩn chứa phía sau những đậm nhạt sáng tối. Trịnh Anh Tú
30 tuổi nói:“Đam
mê là một chuyện nhưng học được là một việc khó, việc rèn luyện viết
thư pháp không phải chỉ ngày một ngày hai, mà nó phải là một quá trình
lâu dài và liên tục.…”.
Lớp
học là một xã hội thu nhỏ, già có trẻ có, giàu có nghèo có, mỗi người
một nơi, một nghề nghiệp, một tính cách…tuy nhiên đã tới lớp học, mọi
người đều có một điểm chung chính là niềm đam mê nghệ thuật thư pháp,
muốn được lĩnh hội những tư tưởng uyên thâm trong Nho giáo, muốn được
tĩnh tâm tạm rời xa những lo toan, bộn bề của cuộc sống…
Phút thư giãn sau giờ học của học viên, có thêm những người bạn cùng sở thích là niềm vui lúc tuổi già
“Nhân nhất năng tri kỷ năng tri”
thiên hạ cố gắng 1 mình phải dốc lòng 10, thiên hạ cố gắng 10 mình
phải dốc lòng 100… là bài học đạo đức hay cho những người quân tử, sống
trên đời cần phải có “một tấm lòng” để thương mình, thương người.
Theo: Công lý