Phật giáo & Tuổi trẻ
Nền tảng nếp sống chân – thiện – mỹ
NGUYÊN MAI
01/11/2014 08:59 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

      Không ai sinh ra ở đời mà tự dưng thành chân-thiện-mỹ cả, nhưng do sống và hành động theo cách nào đó thì người ta mới trở thành chân – thiện – mỹ. Người con Phật mong muốn chân – thiện – mỹ nên tìm đến Phật – Pháp – Tăng để nương tựa học hỏi, trau dồi giới đức, tâm đức, tuệ đức, mỗi ngày nuôi lớn khả năng chân – thiện – mỹ của mình. 

      Con người ta sinh ra ở đời mà gặp Phật-Pháp-Tăng là một may mắn rất lớn. Bởi lẽ Phật – Pháp – Tăng là chân-thiện-mỹ, là nguồn cảm hứng chân thực đầy khích lệ cho ước mong chân – thiện – mỹ. Do đó, người nào mong ước được chân-thiện-mỹ thì Phật-Pháp-Tăng là điểm đến lý tưởng và hiện thực nhất. Người Phật tử phát nguyện quy y nương tựa Tam bảo – Phật – Pháp – Tăng – nghĩa là vị ấy đang khao khát trở nên chân-thiện-mỹ.

      Không ai sinh ra ở đời mà tự dưng thành chân-thiện-mỹ cả, nhưng do sống và hành động theo cách nào đó thì người ta mới trở thành chân – thiện – mỹ. Người con Phật mong muốn chân – thiện – mỹ nên tìm đến Phật – Pháp – Tăng để nương tựa học hỏi, trau dồi giới đức, tâm đức, tuệ đức, mỗi ngày nuôi lớn khả năng chân – thiện – mỹ của mình. Vị ấy học theo gương Phật và các Thánh tăng, phát nguyện không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói láo, không uống rượu, năm yếu tố nền tảng của nếp sống chân – thiện – mỹ. Như vậy mong ước trở thành chân – thiện – mỹ của người Phật tử đã được đáp ứng và trở thành hiện thực. Giờ đây, vị ấy đã có Phật là chân, là giác ngộ để tinh tấn hướng tâm. Có pháp là thiện, là con đường an ổn để tinh tấn theo đuổi. Có Tăng là mỹ, là cao quý để tinh tấn học hỏi và noi gương. Và vị ấy bắt đầu một cuộc sống mới, theo Thánh hạnh, với năm lời phát nguyện cao cả: trọn đời không sát sanh, trọn đời không lấy của không cho, trọn đời không tà hạnh trong các dục, trọn đời không nói láo, trọn đời không uống rượu.

      Với nếp sống theo Thánh hạnh cao cả như vậy, người Phật tử đang thực hiện nếp sống chân – thiện – mỹ hay đang đi trên con đường hướng đến chân – thiện – mỹ. Đức Phật nói cho chúng ta biết rằng nếp sống quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm của người Phật tử là nếp sống rất cao quý, mang lại nhiều lợi ích và phúc lạc lớn lao cho người thực hành. Bởi đó là nếp sống chân thật, giác ngộ, trí tuệ, từ bi, lợi mình và lợi người, là nguồn nước công đức, nguồn nước thiện, đưa đến cõi lành, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, mang lại hạnh phúc, an lạc cho nhiều người. Nội dung bài kinh sau đây Đức Phật chỉ cho chúng ta biết cao quý và hạnh phúc chừng nào nếp sống quy y Tam bảo và tuân giữ năm giới cấm của người Phật tử, cũng đồng nghĩa là nếp sống chân – thiện – mỹ mà người con Phật thể hiện trên cuộc đời này:

      “Này các Tỷ – kheo, có tám nguồn nước công đức này, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc, làm nhơn sanh Thiên, quả dị thụ an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. thế nào là tám?

      Ở đây, này các Tỷ – kheo, Thánh đệ tử quy y Phật. Này các Tỷ – kheo, đây là nguồn nước công đức thứ nhất, là nguồn nước thiện… hạnh phúc, an lạc.

      Lại nữa, này các Tỷ – kheo, Thánh đệ tử quy y Pháp. Này các Tỷ – kheo, đây là nguồn nước công đức thứ hai, là nguồn nước thiện… hạnh phúc, an lạc.

      Lại nữa, này các Tỷ – kheo, Thánh đệ tử quy y Tăng. Này các Tỷ – kheo đây là nguồn nước công đức thứ ba, là nguồn nước thiện… hạnh phúc, an lạc.

     Lại nữa, này các Tỷ – kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ – kheo, đây là nguồn nước công đức thứ tư, là nguồn nước thiện… dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

     Lại nữa, này các Tỷ – kheo, Thánh đệ tử đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, , vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ – kheo, đây là nguồn nước công đức thứ năm, là nguồn nước thiện… dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

     Lại nữa, này các Tỷ – kheo, Thánh đệ tử đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, đem không cho sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem không cho hận thù cho vô lượng chúng sanh đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng  không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ – kheo, đây là nguồn nước công đức thứ sáu, là nguồn nước thiện… dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

      Lại nữa, này các Tỷ – kheo, Thánh đệ tử đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đem không cho sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem không cho hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ – kheo, đây là nguồn nước công đức thứ bảy, là nguồn nước thiện… dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

     Lại nữa, này các Tỷ – kheo, Thánh đệ tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ – kheo, đây là nguồn nước công đức thứ tám, là nguồn nước thiện… dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

     Này các Tỷ – kheo, tám nguồn nước công đức này, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc, lành nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc”.■

Chú thích:

Kinh Nguồn nước công đức, Tăng chi bộ.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 65

Share this:


Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch