Như vậy,
khi con người không còn biết hổ thẹn thì người ấy có thể làm bất cứ điều ác
nào.
Hình ảnh
Đức Phật dạy Tôn giả La Hầu La, khi Tôn giả vừa 7 tuổi, tại rừng Am-ba-la (rừng
xoài) thật cảm động. Ngài khuyên La Hầu La khi làm một thân nghiệp, khẩu
nghiệp, ý nghiệp nào, nếu thân, khẩu, ý nghiệp ấy đưa đến tự hại, hại người,
hại cả hai thì thân nghiệp ấy, khẩu nghiệp ấy, ý nghiệp ấy là bất thiện. La Hầu
La chớ nên Theo Đức Phật, nguồn gốc sâu xa của mọi tệ nạn xã hội là do con
người đã đánh mất đức tính tàm quý, tức là không còn biết hổ thẹn đối với hành
vi sai lầm của mình. làm, nếu đã lỡ làm thì phải biết hổ thẹn, sám hối đối với
nghiệp ấy. Ngài còn thận trọng hơn nữa, khuyên La Hầu La không nên nói láo, dù
nói để mà chơi. Đức Phật quả là nhà giáo dục vĩ đại, không những Ngài chỉ
khuyên dạy những người ở lứa tuổi trưởng thành có sự hiểu biết, mà Ngài còn
quan tâm chăm sóc đến tuổi trẻ, giáo dục và xây dựng chúng khi còn tuổi ấu thơ.
Ngài quan niệm rằng, tâm hồn của tuổi ấu thơ giống như tờ giấy trắng, nếu như
tờ giấy ấy dư, được nhà họa sĩ tài hoa vẽ lên ấy những bông hoa tươi đẹp, thì
nó sẽ tô điểm cho cuộc đời thêm sắc. Ngược lại, tờ giấy ấy nếu kẻ bất tài vô
dụng bôi lên đó những vết mực đen vô nghĩa thì nó trở thành cái vô dụng và làm
xấu xã hội.
Ở đây tôi
muốn nói, những người cha, người mẹ, người thầy... có trách nhiệm lớn trong
việc giáo dục những người con cháu của mình. Hầu hết những em bé hư hỏng đều
phát xuất từ sự thiếu giáo dục của cha, mẹ, hay không có cha mẹ để giáo dục,
hoặc phương pháp giáo dục không có hiệu năng. Chúng ta không nên trách đứa con
hư hỏng mà chúng ta hãy tự trách mình thiếu tinh thần trách nhiệm giáo dục đối
với chúng. Đức Phật đã làm người thầy đầy đủ trách nhiệm, đáng kính, tùy theo
từng lứa tuổi, sự hiểu biết từng người mà Ngài có những lời dạy khác nhau, rất
thiết thực và hữu hiệu.
Đức tính
hổ thẹn rất cần thiết cho những ai muốn trở thành con người tốt, con người có
đời sống lành mạnh có đạo đức, nó là nền móng cơ bản để xây dựng một xã hội
lành mạnh. Thiết nghĩ, những tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tuổi trẻ tiến
sâu vào con đường sa đọa, vì con người đã đánh mất đức tính hổ thẹn hay xem
thường đức tính này. Đó là nguồn gốc sâu xa xuất hiện mọi tệ nạn xã hội.
Là con
người không làm sao tránh khỏi những sai lầm, nhưng cái quan trọng, khi chúng
ta phạm phải sai lầm, chúng ta có biết phục thiện hay không, chúng ta có biết
hổ thẹn và sửa đổi những sai lầm ấy không. Thái độ phục thiện hay không phục
thiện để phân biệt giữa người ngu và kẻ trí, giữa người thiện và người bất
thiện, giữa người làm tồi bại xã hội và người xây dựng xã hội.
Trong kinh
Giáo giới La Hầu La, Đức Phật dùng hình ảnh con voi lâm trận để ví dụ cho hai
hạng người trên. Ví dụ một, khi con voi lâm trận, ra chiến trường, nó dùng hai
chân trước, hai chân sau, phần thân trước, phần thân sau, dùng đầu, tai, ngà,
đuôi... nhưng nó bảo vệ cái vòi của nó. Ví dụ hai, khi con voi lâm trận, ra
chiến trường, nó dùng hai chân trước, hai chân sau, phần thân trước, phần thân
sau, dùng đầu, tai, ngà, đuôi... và nó dùng luôn cả cái vòi của nó. Ở ví dụ
một, ta thấy con voi thứ nhất không quăng bỏ mạng sống của nó, vì nó biết bảo
vệ cái vòi, dụ cho người biết tàm quý. Ở ví dụ hai, ta thấy con voi thứ hai đã
quăng bỏ mạng sống của nó, vì nó không biết bảo vệ cái vòi, dụ cho người không
biết tàm quý.
Qua ví dụ
trên, ta càng thấy rõ hơn tầm mức quan trọng khi con người đã đánh mất đức tính
tàm quý, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi tội phạm. Vì vậy cho nên Đức Phật đã
đi đến kết luận: "Cũng vậy, này La Hầu La, đối với những ai biết mà nói
láo, không biết tàm quý, thời ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà người
ấy không làm" (Trung Bộ 1, kinh Giáo giới La Hầu La).
Thật đúng
vậy, thưa các bạn, các bạn thử dành một vài phút để cho tâm hồn thật lắng đọng,
rồi chiêm nghiệm cuộc sống chính mình. Các bạn sẽ thấy một hành vi xấu xa mà
các bạn còn mang theo, vì các bạn đã đánh mất đức tính hổ thẹn đối với tật xấu
ấy, và mặc nhiên thừa nhận chúng như là một sự kiện thường tình. Kìa bạn hãy
nhìn xem: đứa con hay cháu của bạn có thói xấu hay ăn vụng. Bạn còn nhớ không,
lần đầu tiên chúng ta ăn vụng với đôi mắt láo liêng, lén lút sợ hãi, nếu bạn
không kịp thời giáo dục chúng, lần thứ hai, ba và nhiều lần sau, bạn sẽ thấy gì
trên đôi mắt của cậu bé ấy? Tất nhiên là biểu lộ không chút gì sợ hãi hay lén
lút. Chúng ăn vụng một cách tự nhiên và xem như chuyện ấy được mọi người thừa
nhận. Từ chuyện này, chúng ta có thể suy ra mọi hành vi khác cũng bắt nguồn
tương tự như vậy.
Cuối cùng,
tôi xin mượn lời dạy của Đức Phật từ trong kinh Di giáo để thay lời kết thúc
bài viết này:"Sự hổ thẹn là phục sức tốt đẹp nhất trong mọi thứ phục sức,
như cái móc sắt, sự hổ thẹn có năng lực chế ngự mọi thứ phi pháp của con người.
Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hãy luôn luôn biết hổ thẹn, sỉ nhục, đừng bao giờ
quên đức tính ấy, dầu chỉ tạm thời mà thôi. Mất hổ thẹn là mất công đức. Có hổ
thẹn là có thiện pháp, không hổ thẹn thì không khác chi cầm thú" (Kinh
Di giáo).
Qua lời
Phật dạy, ta thấy đức tính hổ thẹn là nền tảng để xây dựng một nếp sống lành
mạnh, có đạo đức. Cho dù là người tại gia hay người xuất gia cũng cần có đức
tính ấy. Mất đức tính ấy là nguyên nhân sâu xa của mọi tệ nạn xã hội. Chúng ta
là người Phật tử, là những người muốn xây dựng xã hội lành mạnh, hãy cố gắng
gìn giữ đức tính ấy trong mỗi người, vì nó là vũ khí sắc bén nhất để ngăn chặn
mọi hành vi sai lầm, đồng thời nó cũng là thứ trang phục đẹp nhất trong mọi thứ
trang phục.