Phật giáo & Tuổi trẻ
Thất bại, bạn góp vốn bao nhiêu?
26/11/2013 18:43 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


Bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể gặp thất bại trong cuộc sống dù muốn dù không nhưng đó là một điều hiển nhiên buộc chúng ta phải chấp nhận. Có nhiều người thường không chấp nhận những thất bại ấy và luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác. Họ quên mất chính họ mới là người góp vốn để tạo nên thất bại cho mình.



Nhiều khi chúng ta không nghe lời những người bên cạnh, dù họ can ngăn thế nào, chỉ dẫn tận tình ra sao chúng ta vẫn không thèm để ý đến những điều họ nói. Và cuối cùng, dù cố gắng nhiều đến bao nhiêu chúng ta cũng không vượt qua  thất bại đã được cảnh báo trước. Bạn đổ lỗi cho những người khác, bạn không nhận chính mình cũng có một phần trách nhiệm cho sự đổ vỡ hay thất bại mà mình đang gánh chịu.

Một điều khá buồn cười trong cuộc sống đó chính là việc dù rất nhiều người luôn nói rằng: hãy cẩn thận! thì chính họ lại thường cao ngạo dẫn đến những sai lầm mà họ có thể dự đoán được.

Luôn đổ lỗi cho người khác

Bất kỳ một sai lầm nào cũng có trách nhiệm của từng người và không ai khác chính bạn phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm đó. Đừng chỉ biết đổ lỗi cho người khác sự đổ vỡ của mình hay những thất bại mà mình đang gánh chịu. Hãy nhớ rằng, bạn là người góp đến 50% để làm nên sự đổ vỡ hay thất bại trong cuộc sống.

Thông thường chúng ta sẽ tìm cách đổ lỗi cho một ai đó khác mình, nhưng làm như thế bạn có thay đổi được kết quả không? Hay đơn thuần chỉ để mơn trớn sự kiêu hãnh và tự cao của bạn. Nếu như vậy bạn sẽ không chỉ một lần thất bại mà còn rất nhiều, rất nhiều lần bạn sẽ thất bại trong cuộc sống.

Vậy nên, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai khi bạn không may đổ vỡ trong công việc hãy biết nhìn lại những gì đã trải qua để biết được bạn góp vốn bao nhiêu trong sự đổ vỡ đó. Như thế sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra.

Nhận lỗi về phía mình

Hãy học cách nhận lỗi về phía mình, hãy nhìn nhận lại chính bản thân bạn trước khi đổ lỗi cho những người xung quanh. Bởi cuộc sống của bạn phải do chính bạn chịu trách nhiệm và đừng bao giờ tìm cách đùn đẩy trách nhiệm sang tay một ai khác. Khi bạn biết nhận lỗi về phía mình bạn sẽ học được cách nhìn lại những gì mình đã làm được và làm sai trong thời gian qua. Từ đó rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Rất nhiều người thà chết chứ không chịu nhận lỗi. Vì sao vậy? Vì họ quá kiêu hãnh? Lòng tự trọng của họ quá cao? Không phải vì họ quá hèn nhát. Họ muốn giữ cho mình những hình ảnh không tỳ vết mà quên mất rằng đổ lỗi cho người khác thì họ đã làm hoen ố hình ảnh đẹp đẽ của chính họ. Vậy nên đừng bao giờ nghĩ rằng, đổ lỗi cho người khác thì không ai biết bạn là ai, bạn đã làm những gì. Đừng quên câu nói: Muốn người khác không biết trừ khi mình không làm.

Có được gì sau mỗi lần thất bại?

Khi nhìn lại những gì bạn đã làm, đã trải qua bạn sẽ có cơ hội tìm thấy thiếu sót của mình, những thiếu sót đó dẫn đến thất bại không thể nào cứu vãn được. Vậy nên, đừng ngần ngại hay sợ sệt khi chúng ta phải tìm hiểu những sai lầm cũ để tránh xa những sai lầm ấy.

Có một điều tưởng chừng như tự nhiên đó là kinh nghiệm thành công của người khác chúng ta khó có thể biến thành của riêng mình, nhưng kinh nghiệm thất bại của người khác chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi. Vậy nên, đừng bao giờ sợ hãi trước những thất bại và sai lầm. Bởi vì đó chính là cơ hội để bạn trưởng thành hơn, chín chắn hơn và có trách nhiệm hơn với công việc và những người xung quanh.

Cuối cùng, sai lầm, thất bại và những khó khăn luôn bủa vây chúng ta trong cuộc sống. Điều chúng ta nên làm không phải là chạy trốn mà tìm cách đối mặt với chúng để học hỏi nhiều hơn những kinh nghiệm cho mình.

 

theo VHPG

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch